UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG TIẾN
Số: /BC-TH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hùng Tiến, ngày tháng 02 năm 2023
|
BÁO CÁO
Quy trình, tiến độ và Kết quả lựa chọn sách giáo khoa lớp 1,2,3,4
Sử dụng trong nhà trường, năm học 2023 - 2024
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục SGK lớp Một sử dụng trong CSGDPT; Quyết định 180/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2020 phê duyệt danh mục SGK lớp một môn Tiếng Anh sử dụng trong CSGDPT; Quyết định số 512/QĐ-BGDĐT ngày 21/02/2020 phê duyệt Danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong CSGDPT; Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt Danh mục SGK lớp 2 sử dụng trong CSGD phổ thông; Quyết định số 4434/QĐ-GDĐT ngày 21/12/2022 của Bộ GD&ĐT Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Quyết định số 506/QĐ-BGDĐT ngày 16/02/2023 của Bộ GD&ĐT Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Tiêu chí lựa chọn SGK trong CSGDPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Thực hiện Công văn số 202/SGDĐT-GDTH ngày 31/01/2023 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai lựa chọn sách giáo khoa lớp 1,2,3,4 sử dụng trong CSGD tiểu học trên địa bàn thành phố năm học 2023-2024; Công văn số 47/PGDĐT-GDTH ngày 3/2/2023 của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo v/v hướng dẫn triển khai lựa chọn SGK lớp 1,2,3,4 sử dụng trong CSGD tiểu học trên địa bàn thành phố năm học 2023-2024;
Căn cứ kết quả lựa chọn danh mục sách giáo khoa của Tổ chuyên môn đề xuất,
Tổ lựa chọn sách giáo khoa Trường tiểu học Hùng Tiến Báo cáo Quy trình, tiến độ, kết quả lựa chọn Danh mục sách giáo khoa lớp 1,2,3,4 đề xuất được sử dụng trong nhà trường vào năm học 2023 - 2024.
1. Quy trình lựa chọn
Để tiếp tục lựa chọn được bộ sách giáo khoa lớp 1,2,3 và thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong nhà trường vào năm học 2023 - 2024, Nhà trường thực hiện đầy đủ theo các bước sau:
Bước 1. Xây dựng Kế hoạch, ra Quyết định thành lập Tổ lựa chọn SGK.
Bước 2. Họp cấp ủy, cán bộ chủ chốt, chi bộ, CMHS, Họp Hội đồng sư phạm phân công nhiệm vụ các thành viên.
Bước 3. Tổ chức cho GV nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và đánh giá các sách theo tiêu chí lựa chọn, bỏ phiếu lựa chọn (một sách cho mỗi môn học), báo cáo HT danh mục sách đề xuất lựa chọn; viết bài thu hoạch nghiên cứu SGK lớp 1,2,3,4 (Ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng bộ sách).
Bước 4. Họp lãnh đạo (BGH, TTCM, TPCM, CTCĐ, đại diện CMHS) thảo luận, đánh giá sách trên cơ sở danh mục sách do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn.
Bước 5. Họp hội đồng quyết định đề xuất lựa chọn danh mục sách - Báo cáo Phòng GD&ĐT danh mục sách nhà trường đề xuất lựa chọn.
2. Thời gian thực hiện
- Nhà trường đã tiến hành theo thời gian như sau:
+ Ngày 14,15/2/2023: GV tham gia Hội thảo giới thiệu trực tuyến sách giáo khoa lớp 4, trược tiếp môn Tiếng Anh.
+ Ngày 16/2/2023: Tổ chức GV tham gia nghiên cứu sách, thảo luận đánh giá các bản sách lớp 4 theo tiêu chí (theo Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND thành phố Hải Phòng). Họp Cấp ủy, Cán bộ chủ chốt, Chi bộ để triển khai lựa chọn các bản sách.
+ Ngày 17/2/2023, Họp Chi hội trưởng các lớp dự kiến lựa chọn SGK lớp 4 cho năm học 2023-2024; Họp Hội đồng sư phạm phân công nhiệm vụ lựa chọn sách; Giáo viên viết và nộp bản thu hoạch việc nghiên cứu SGK lớp 4.
+ Ngày 18/2/2023: Tổ chuyên môn tổng hợp bản thu hoạch của GV về từng bản sách; Họp tổ bỏ phiếu lựa chọn các bản SGK lớp 4 sử dụng trong năm học 2023-2024; báo cáo HT.
+ Ngày 18/2/2023, Họp tổ đánh giá các bản sách lớp 1,2,3 đã thực hiện sau 3 năm đối với lớp 1, 2 năm đối với lớp 2, 1 năm đối với lớp 3. Và bỏ phiếu kín lựa chọn các bản SGK để sử dụng trong năm học 2022-2023.
+ Ngày 20/2/2023: Họp lãnh đạo (BGH, TTCM, TPCM, CTCĐ, đại diện CMHS) thảo luận, đánh giá sách trên cơ sở danh mục sách do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn để thống nhất.
+ Ngày 20/2/2023: Ra Quyết định Phê duyệt đề xuất lựa chọn danh mục sách sử dụng năm học 2023-2024 đối với lớp 1,2, 3,4.
+ Ngày 21/2/2023, Hoàn thiện Báo cáo nộp Phòng GD&ĐT quy trình, tiến độ, kết quả lựa chọn SGK lớp 1,2,3,4.
3. Tổ lựa chọn nhận xét, đánh giá chung
- Trên cơ sở kết quả nhận xét, đánh giá các bản sách để lựa chọn tại các tổ chuyên môn, Tổ lựa chọn của nhà trường đã trao đổi thống nhất đánh giá, nhận xét như sau:
a) Đối với lớp 1:
STT
|
MÔN
|
ƯU ĐIỂM
|
HẠN CHẾ
|
G/c
|
1
|
Toán
|
- Tuyến nhân vật (Nam, Mai, Rô-bôt, Việt) được xây dựng đồng hành, trở thành người bạn thân thiết với mỗi HS trong quá trình khám phá tri thức, giúp HS gần gũi, tương tác nhiều hơn với cuốn sách.
- Hệ thống bài tập thiết kế đảm bảo sự phát triển năng lực của HS, có tính phân hóa và phân loại đối tượng HS.
- Kiến thức hình học đã quan tâm đến vận dụng vào cuộc sống (VD tr. 52, 53, ...) - Sách lồng ghép, tích hợp nội dung liên môn: Tiếng Việt (chuyện Rùa và Thỏ, Dế Mèn phiêu lưu ký….)
- Hệ thống hình ảnh, minh họa đảm bảo tính logic, đảm bảo tính thẩm mĩ cao.
- Mỗi bài học có 4 phần: Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức - Hoạt động, thực hành để nắm kiến thức - Trò chơi (chơi cá nhân, cặp hoặc nhóm và về nhà chơi với gia đình) - Luyện tập, ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức.
- Hệ thống bài tập thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, đảm bảo tính phân hóa cao, phục vụ cho tất cả các đối tượng HS.
- Chương trình có nhiều trò chơi phong phú, hình ảnh đẹp (VD tr.79, 85,...)
|
- Thời lượng dành cho học các số từ 0 đến 10 còn hạn chế.
- Các bài phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 không hình thành các bảng cộng, trừ nên học sinh khó thuộc, khó nhớ.
- Sách Toán Tập 1 yêu cầu các bài tập hơi dài.
- Một số bài có nhiều hình ảnh rối, học sinh khó quan sát.
|
|
2
|
Tiếng Việt
|
- Hệ thống kiến thức bài học thiết kế khoa học, phù hợp với tư duy của HS (VD: quan sát tranh - đọc - hiểu để trả lời câu hỏi).
- Sau mỗi chủ đề đều có bài ôn tập giúp HS hệ thống kiến thức.
- HS được hình thành phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực văn học; được hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung được quy định trong CT GDPT 2018. HS được chia sẻ các hiểu biết, trảinghiệm, hứng thú,... để tiếp nhận bài học; trao đổi nhóm, tương tác, nêu chủ kiến trước những vấn đề đặt ra từ bài học,...
- Các bài học thể hiện đủ, đúng, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Nhiều hoạt động trong bài học khuyến khích HS suy nghĩ độc lập, đánh thức tiềm năng sáng tạo của các em HS, tạo cơ hội cho HS được thể hiện mình: cảm xúc, mong muốn, sở thích, kinh nghiệm,... của cá nhân.
- Có tuần 0 để HS làm quen.
- Học sinh được phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt (nói và viết).
|
- Chữ số viết mẫu nên đưa vào ô ly để học sinh dễ nhận biết.
- Các bài O, Ô, Ơ nên xếp liền nhau hoặc gộp chung một bài để học sinh học them mạch nét tương đồng.
- Phần nối chữ chưa phù hợp, chưa đảm bảo đặc trưng của nét cơ bản.
- Việc đưa 2 âm ghép vào cùng một bài khiến học sinh khó nhớ.
|
|
3
|
Đạo đức
|
- Các nội dung phù hợp thiết thực với học sinh lớp 1, kiến thức gần gũi với đời sống thực tiễn của HS.
- 8 chủ đề với nhiều hoạt động hấp dẫn giúp GV vận dụng được nhiều PP và HT dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức; cách cư xử, thói quen, nề nếp cơ bản cần thiết trong học tập và sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội.
|
- Việc học sinh thuộc các bài hát trong phần gặp nhiều khó khăn, mặc dù học sinh đã được chuẩn bị ở nhà.
|
|
4
|
TNXH
|
- Lượng kiến thức, hình minh họa phù hợp với lứa tuổi HS
- Giúp HS có điều kiện phát triển năng lực theo yêu cầu cần đạt được của chương trình.
- Kênh hình đẹp, phong phú, nhiều hơn kênh chữ.
- Nội dung lựa chọn thiết thực, gần gũi với HS, giúp các em có khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày.
- Được thiết kế theo 6 chủ đề giúp H làm quen với môi trường xung quanh và nghiên cứu khoa học.
- Khuyến khích HS liên hệ, vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống.
|
|
|
5
|
HĐTN
|
- Hình thành cho HS những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa, có kĩ năng hợp tác nhóm.
- HS giải quyết các tình huống trong cuộc sống, có khả năng tương tác với người xung quanh như người thân, bạn bè thầy cô thông qua các hoạt động cụ thể(VD: Vận dụng trang 33, 49,...)
- Nội dung gần gũi với HS, dễ hiểu; phù hợp với chủ điểm từng tháng gắn với dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn.
- Nội dung bài chia theo tuần.
|
- Tiết Sinh hoạt dưới cờ chưa có nhiều cách thiết kế các hoạt động.
- Một số hoạt động trải nghiệm cần sự tham gia của nhiều lực lượng, chưa phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Tiết sinh hoạt dưới cờ theo từng chủ đề riêng nên giáo viên phải thay đổi nội dung khi có tuần sinh hoạt dưới cờ chung của toàn trường.
|
|
6
|
Âm nhạc
|
Các bài học đều gắn với chủ đề cụ thể. Hình ảnh, chất liệu âm thanh gần gũi đời sống, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hình ảnh minh họa bám sát nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ, gây hứng thú học tập cho học sinh. Các mạch nội dung ở từng chủ đề được gắn kết chặt chẽ.
|
- Phần tập đọc nhạc đối với học sinh lớp 1 khó.
|
|
7
|
Mĩ thuật
|
- ND các chủ đề được xd loogic, khoa học và chặt chẽ, bám sát nd GD và yc cần đạt của CTGDPT.
- Trình bày KH, kết hợp kênh hình và kênh chữ, phù hợp với khả năng theo dõi của HS, thể hiện PPDH theo hướng tích hợp, hướng đến hình thành và phát triển NLMT của HS.
|
Chủ đề 6: Sáng tạo từ những khối cơ bản ở phần bài tập yêu cầu học sinh viết tên nhân vật có dangj khối cầu, khối trụ, khối hộp vuông rất khó đối với lớp 1.
|
|
b) Đối với lớp 2: Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Bộ sách Môn
|
Ưu điểm
|
Hạn chế
|
Tiếng Việt
|
- Các mạch kiến thức đảm bảo nội dung yêu cầu theo Chương trình GDPT tổng thể 2018.
- Các kiến thức đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
- Có tính giáo dục cao trong mỗi chủ điểm, mỗi bài học.
|
- Bài đọc dài (chỉ phù hợp với học sinh giỏi)
- Tập làm văn: Mỗi tuần một bài viết nên quá nặng với học sinh.
|
Toán
|
- Các khái niệm được giải thích rõ ràng, dễ hiểu. Các kí hiệu được thống nhất trong cả cuốn sách..
- Kiến thức mang tính khái quát, không mang tính cụ thể, rành mạch như chương trình cũ (ở mỗi bài học, mỗi mảng kiến thức) nên không phù hợp với học sinh đại trà.
|
- Lượng bài tập quá nhiều.
- Phần khám phá nên đưa về bài toán rõ ràng.
- Một số bài, trò chơi quá nhiều nếu để các em tự chơi, giáo viên không quan sát kịp.
|
Tự nhiên
và xã hội
|
- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, gần gũi với học sinh.
- Mạch kiến thức, kĩ năng mỗi bài được xây dựng xuyên suốt trong quá trình học. Đảm bảo tính đồng tâm và chú trọng vào dạy học tích hợp.
- Nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi.
|
Nội dung kiến thức trong một bài khá nhiều.
|
Đạo đức
|
- Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có những tình huống liên hệ thực tế để HS giải quyết. Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2.
- Kênh hình rõ ràng, màu sắc tưới sáng, hình ảnh gần gũi với chủ đề.
- Câu lệnh dễ hiểu.
|
- Kênh chữ nhiều (trang 45, 46, 48). Câu lệnh dài học sinh sẽ khó nhớ yêu cầu.
Trang 5 phần Khởi động, chưa có khoảng cách giữa các chữ.
|
Hoạt động
trải nghiệm
|
- SGK thiết kế có hình ảnh đẹp, gây hứng thú với học sinh; kích thích tư duy; kênh chữ và hình được chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao.
- Nội dung, kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu phân hóa.
- Mục tiêu bám sát bài dạy. Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý HS chuẩn bị và đánh giá kết quả.
|
Nội dung 1 tiết học còn nhiều.
|
Âm nhạc
|
- Ở mỗi chủ đề sẽ ứng với một mục tiêu về nội dung khác nhau, từ đó giúp HS hình thành được những năng lực về âm nhạc.
- - Các bài hát sử dụng trong SGK vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới, các bài hát đa dạng thể loại.
|
Một số bài HS còn hơi khó cảm nhận.
|
Mĩ thuật
|
- Phần khám phá liên quan đến nhiều đời sống thực tế của học sinh.
- Khởi động được thiết kế rõ ràng. Quan sát, nhận biết thực hành, sáng tạo, cảm nhận chia sẻ.
- Lồng ghép các hoạt động thực hành và thảo luận.
|
Một số đồ dùng học tập chưa phù hợp với điều kiện thực tế của HS.
|
Giáo dục
thể chất
|
- SGK có hình ảnh rõ ràng, màu sắc phù hợp lôi cuốn HS.
- Các động tác cụ thể.
Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học.
|
Kênh chữ còn nhiều.
Vận dụng vài tranh bị thừa không cần thiết.
|
c) Đối với lớp 3: Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Bộ sách Môn
|
Ưu điểm
|
Hạn chế
|
Tiếng Việt
|
- Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.
- SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.
- Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.
- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.
- Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh.
-Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp.
|
- Số lượng văn bản nhiều.
- Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Ví dụ tuần 11, tuần 12.
- Câu hỏi phần bài đọc nhiều.
- Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.”
+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.
|
Toán
|
- Có nhiều kênh hình minh hoạ.
- Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.
- Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống.
- Có phần trò chơi.
- Giúp HS tiếp thu được bài học.
- GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức.
|
- Kênh hình nhiều. Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà.
- Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60.
- Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118).
|
Tự nhiên
và xã hội
|
- Sách thiết kế đảm bảo yêu cầu đổi mới.
- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.
- Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.
- Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.
|
- Kênh hình có nhiều hình ảnh nhỏ, nhiều màu sắc gây rối mắt.
- Nội dung có bài thể hiện khá dài.
- Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. (VD: HĐ trang 57-SGK)
|
Đạo đức
|
- Thiết kế thống nhất theo chuỗi hoạt động: Cuối mỗi chủ đề / bài học là 1 thông điệp ngắn gọn được thể hiện bằng thơ , giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ các chuẩn mực hành vi cần thực hiện.
- Kênh hình rõ ràng, màu sắc tưới sáng, hình ảnh gần gũi với chủ đề.
- Nội dung SGK: Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có nhiều tình huống liên hệ thực tế để HS giải quyết. Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3.
- Sách thiết kế phù hợp với điều kiện co sở vật chất của nhà trường.
- Kết quả học tập có nội dung cụ thể, có tính ứng dụng thực tiễn cao .
|
- Về cách trình bày: Một số bài chữ màu trắng. Đề nghị điều chỉnh thay đổi màu nền hoặc màu chữ cho rõ và dễ đọc.
VD: Bài: Giữ lời hứa trang 30; Bài khám phá bản thân. Trang 47 luyện tập 4.
|
Hoạt động
trải nghiệm
|
- Phù hợp với hợp với đặc thù của HS địa phương
- Các hoạt động trải nghiệm trong sách được sắp xếp theo một trật tự logic từ dễ đến khó và tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các giác quan để trải nghiệm, thu thập thông tin.
- Bố cụ từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể.
- PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức …
- Tranh ảnh rõ ràng, màu sắc đẹp.
- Chú trọng việc kết nối gia đình, nhà trường và xã hội.
- Tạo động lực để HS hào hứng tham gia hoạt động.
- Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV.
- Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao.
- Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng.
|
- Phần kết nối giữa PH và HS còn hạn chế.
|
Âm nhạc
|
- Tương tự như lớp 2, sách âm nhạc lớp 3, ở mỗi chủ đề sẽ ứng với một mục tiêu về nội dung khác nhau, từ đó giúp HS hình thành được những năng lực về âm nhạc.
- - Các bài hát sử dụng trong SGK vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới, các bài hát đa dạng thể loại.
|
Một số bài HS còn hơi khó cảm nhận.
|
Mĩ thuật
|
- Phần khám phá liên quan đến nhiều đời sống thực tế của học sinh.
- Khởi động được thiết kế rõ ràng. Quan sát, nhận biết thực hành, sáng tạo, cảm nhận chia sẻ.
- Lồng ghép các hoạt động thực hành và thảo luận.
|
Một số đồ dùng học tập chưa phù hợp với điều kiện thực tế của HS.
|
Giáo dục
thể chất
|
- Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập
- Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành.
- Hình ảnh sinh động.
- Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.
- Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
|
- Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ).
- Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có.
- Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo.
|
Công nghệ
|
- Hình thức: Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS
- Cấu trúc: Khởi động - Khám phá - Luyện tập, thực hành - Vận dụng - Ghi nhớ - Ý tưởng sáng tạo -Thông tin cho em
Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. Úp
- Nội dung các bài học:
+ Các chủ đề đơn giản gần gũi với đời sống hàng ngày càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
+ Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình được sách đề cập, hướng dẫn rất chi tiết tạo cho học sinh sự tò mò, khám phá ngay từ bài học đầu tiên của sách Bài 1: Tự nhiên và Công nghệ.
- Cách thiết kế bài học:
+ Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.
+ Kênh hình rõ ràng, hình vẽ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn, sát với thực tế cuộc sống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.S hình thành
|
- Nội dung bài học tương đối dài.
|
c) Đối với lớp 4: Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Bộ sách Môn
|
Ưu điểm
|
Hạn chế
|
Tiếng Việt
|
- Sách được biên soạn theo mô hình SGK dạy tiếng hiện đại, chú trọng các kĩ năng ngôn ngữ của người học.
- Các nội dung dạy học kết nối với nhau theo chủ điểm.
- Các chủ điểm ở tập 1 gắn với đời sống phong phú của chính học sinh. Các chủ điểm ở tập 2 giúp HS có thêm những hiểu biết, mở rộng trải nghiệm.
- Sách chú trọng đến việc rèn cho HS nắm vững quy trình viết. Hoạt động nói và nghe được thực hành theo các hình thức phong phú
- Cùng với hệ thống chủ điểm, ngữ liệu dạy học đọc – viết – nói và nghe mới mẻ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
- Sách trình bày đẹp, tranh ảnh minh họa rõ ràng, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn.
- Nội dung các bài, các hoạt động phong phú, đa dạng
|
- Kênh chữ của sách, lượng kiến thức cung cấp trong mỗi bài ở hoạt động "Đọc và mở rộng" quá cao so với học sinh.
|
Toán
|
+ Bìa sách trang trí đẹp
+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.
+ Nội dung KT gắn liền với cuộc sống.
+ Có phần trò chơi.
+ GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức.
|
+ Kênh hình nhiều.Một số bài trình bày gây rối mắt.( VD: Bài 49 có lượng chữ quá nhiều; Bài 7, bài 11 quá nhiều hình,..)
+ Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà.
|
Đạo đức
|
- Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ rõ ràng.
- Sách có 8 chủ đề
- Mỗi chủ đề có từ 3 đến 4 bài
+ Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018.
+ Các tiết học tách riêng biệt từng nội dung giáo dục cụ thể.
+ Các bài học đều được định hướng cho học sinh bằng khung mục tiêu của bài.
- Cấu trúc bài học chia thành 4 phần : Nhận biết , thấu hiểu, tin tưởng, hành động tự giác.
- Nội dung bài học Đạo đức được tích hợp với các phân môn khác như Tiếng Việt.
- Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống
- Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.
|
- Một số bài màu nền đậm, kênh chữ chưa rõ.
|
Lịch sử và Địa lý
|
- Tính tích hợp giữa Lịch sử và Địa lí được thể hiện chặt chẽ: các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề địa phương và các vùng của Việt Nam. Các kiến thức lịch sử được gắn chặt trong không gian địa lí của các địa phương và các vùng miền.
- Nội dung kiến thức lịch sử của các vùng chỉ lựa chọn một số kiến thức lịch sử - văn hoá, nhân vật tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng.
|
* Kiến nghị chỉnh sửa:
- Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập Môn Lịch sử và địa lí chỉ nên cho hs tìm và chỉ Thủ đô Hà Nội ở hình 1
+ Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
- Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em nên sửa lại cho rõ hơn các chữ thể hiện tỉnh và thành phố
+ Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 11: Sông Hồng và Văn minh sông Hồng nên đưa hình lược đồ sông Hồng chảy qua các tỉnh ở phía Bắc Việt Nam; Đọc thông tin và dựa vào lược đồ em hãy:
- Xác định vị trí sông Hồng trên bản đồ.
- Kể một số tên gọi khác của sông Hồng.
|
Khoa học
|
- Sách trình bày đẹp, kênh chữ rõ ràng, khoa học..
- Sách có 6 chủ đề; các chủ đề đều đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống của HS.
|
Bài 13, phạm vi và nội dung cần rộng hơn để phù hợp với đối tượng HS..
|
Tin học
|
- Kênh hình và kênh chữ kết hợp hài hòa. Nội dung dạy học khá phong phú.
- Cấu trúc sách: Gồm 6 chủ đề, 16 bài học, 35 tiết (Trong đó có 16 tiết lí thuyết; 15 tiết thực hành; 4 tiết ôn tập và kiểm tra)
- Mỗi bài đều có hoạt động khởi động tạo hứng thú, khám phá bài học cho các em để các em tìm hiểu KTKN mới.
- Sách có hình thức đẹp, ngôn ngữ và chất liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh mọi miền, cấu trúc bài học đa dạng.
|
- Chủ đề 6 chưa phù hợp với yếu tố đặc thù của một số trường.
|
Công nghệ
|
- Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS. Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học.
+ Cấu trúc: - Khởi động->Khám phá->Luyện tập, thực hành->Vận dụng->Ghi nhớ - >Ý tưởng sáng tạo- >Thông tin cho em
* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài họcpHS hình thành
|
- Nội dung môn học tương đối dài.
- Phần luyện tập yêu cầu cao đối với HS.
|
GDTC
|
- Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ rõ ràng.
- Sách có 3 phần với 5 chủ đề; riêng phần 3 có hai chủ đề tự chọn: bóng rổ và môn bơi.
- Mỗi chủ đề có từ 3 đến 4 bài
|
Môn bơi là phù hợp với tình hình hiện tại song khó thực hiện với trường ở nông thôn vì các trường chưa có bể bơi.
|
Âm nhạc
|
- Sách có tính mở, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung, kết cấu bài học để thực hiện. Mỗi bài học hoạt động dạy học phù hợp. Các bài học được thiết kế theo 8 chủ đề khác nhau.
- Gồm có các nội dung phong phú: Khám phá, Nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc, Lý thuyết âm nhạc.
Các nội dung đó đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống. Chương trình tập trung phát triển ở HS năng lực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản.
- Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở HS năng lực âm nhạc như: Thể hiện âm nhạc: Biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức phong cách.
- Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụ mới.
- Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
- Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.
- Sách có tính kế thừa sách giáo khoa Âm nhạc 3 thể hiện rõ đặc truưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời hình thành một số kĩ năng âm nhạc cho HS hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc trong tiết học.
|
- Hình ảnh sách chưa phong phú, màu sắc không bắt mắt.
- Bố cục chưa rõ ràng, rành mạch.
- Kiến thức so với học sinh lớp 4 hơi nặng.
|
Mỹ Thuật
|
- Nội dung sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và của thành Phố...).
- Nội dung và hình thức sách phù hợp với tiêu chuẩn về xuất bản phẩm. - Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về tôn giáo, nghề nghiệp, giới. Ngôn ngữ sử dụng bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp... Đa số Tranh, ảnh rõ ràng, chính xác, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và rõ nguồn trích dẫn...
|
- Các chủ đề phân phối chưa phù hợp, số tiết nhiều trong một chủ đề sẽ gây nhàm chán cho học sinh cũng như người học.
|
Hoạt động
trải nghiệm
|
- Môn hoạt động trải nghiệm sách Kết nối tri thức với cuộc sống có nội dung bảo đảm tính cơ bản, khoa học. Nhiều nội dung gắn với thực tiễn, giúp HS rèn luyện thói quen sử dụng sản phẩm Hoạt động trải nghiệm an toàn, hiệu quả. Biết tự làm một số sản phẩm thủ công gắn liền với cuộc sống.
- Các chủ đề của môn học phù hợp với kế hoạch giáo dục và đối tượng học sinh của địa phương
|
|
4. Kết quả Danh mục sách đề xuất được sử dụng vào năm học 2023 - 2024
Nhà trường đề xuất tiếp tục được sử dụng Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho năm học 2023-2024.
a) Đối với lớp 1:
TT
|
Tên sách
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản
|
G/c
|
1
|
Tiếng Việt 1
|
Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
2
|
Toán 1
|
Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Bùi Bá Mạnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
3
|
Đạo đức 1
|
Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
4
|
TNXH 1
|
Vũ Văn Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
5
|
GDTC 1
|
Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
6
|
Âm nhạc 1
|
Đỗ Thị Minh Chính (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Đặng Khánh Nhật, Nguyễn Thị Thanh Vân.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
7
|
Mĩ thuật 1
|
Đinh Gia lê (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển (Chủ biên), Phạm Duy Anh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
8
|
HĐ
trải nghiệm 1
|
Bùi Sỹ Tụng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Lê Thị Luận, Trần Thị Thu.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
9
|
Tiếng Anh 1
|
Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Quốc Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thủy, Lương Quỳnh Trang.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
b) Đối với lớp 2:
TT
|
Tên sách
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản
|
G/c
|
1
|
Tiếng Việt 2
|
Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (Đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
2
|
Toán 2
|
Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
3
|
Đạo đức 2
|
Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
4
|
TNXH 2
|
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tinh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
5
|
GDTC 2
|
Nguyễn Duy Quyết, Hồ Đắc Sơn (Đồng Tổng chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Tuyến, Phạm Mai Vương.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
6
|
Âm nhạc 2
|
Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Nga, Đặng Khánh Nhật, Trần Thị Kim Thăng, Nguyễn Thị Thanh Vân.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
7
|
Mĩ thuật 2
|
Đoàn Thị Mỹ Hương, Đinh Gia Lê (đồng Tổng Chủ biên), Trần Thị Biến (Chủ biên), Phạm Duy Anh, Bạch Ngọc Diệp, Trần Thị Thu Trang, Bùi Quang Tuấn.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
8
|
HĐ
trải nghiệm 2
|
Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thanh Bình (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Lê Thị Luận, Trần Thị Tố Oanh, Trần Thị Thu.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
9
|
Tiếng Anh 2
|
Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Lương Quỳnh Trang (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Quốc Tuấn.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
c) Đối với lớp 3:
TT
|
Tên sách
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản
|
G/c
|
1
|
Tiếng Việt 3
|
Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (Đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
2
|
Toán 3
|
Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
3
|
Đạo đức 3
|
Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
4
|
TNXH 3
|
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tinh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
5
|
Tin học 3
|
Nguyễn Chí Công (Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Mai (Chủ biên), Phan Anh, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Bá Tuấn, Hà Đặng Cao Tùng, Đặng Bích Việt.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
6
|
Công nghệ 3
|
Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đặng Văn Nghĩa (Chủ biên), Dương Giáng Thiên Hương, Lê Xuân Quang, Nguyễn Bích Thảo, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
7
|
GDTC 3
|
Nguyễn Duy Quyết, Hồ Đắc Sơn (Đồng Tổng chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Tuyến, Phạm Mai Vương.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
8
|
Âm nhạc 3
|
Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Nga, Đặng Khánh Nhật, Trần Thị Kim Thăng, Nguyễn Thị Thanh Vân.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
9
|
Mĩ thuật 3
|
Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển, Đoàn Thị Mỹ Hương (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Bạch Ngọc Diệp, Trần Thị Thu Trang.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
10
|
HĐ
trải nghiệm 3
|
Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thanh Bình (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Lê Thị Luận, Trần Thị Tố Oanh, Trần Thị Thu.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
11
|
Tiếng Anh 3
|
Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Lương Quỳnh Trang (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Quốc Tuấn.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam
|
|
d) Đối với lớp 4:
TT
|
Tên sách
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản
|
G/C
|
1
|
Tiếng Việt 4
|
Tập 1: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh-Đỗ Hồng Dương-Nguyễn Lê Hằng-Trịnh Cẩm Lan.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
Tập 2: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Vũ thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
|
2
|
Toán 4
|
Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
3
|
Đạo đức 4
|
Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
4
|
Lịch sử
và Địa lý 4
|
Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp tiểu học phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thùy (Chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương, Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lý), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lý), Đặng Tiên Dung, Đoàn Thị Thanh Phương.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
5
|
Khoa học 4
|
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phan Thanh Hà (đồng chủ biên), Nghuyễn Thị Thanh Chi, Ngô Diệu Nga, Đào Thị Sen, Triệu Anh Trung.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
6
|
Tin học 4
|
Nguyễn Chí Công (Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Mai (Chủ biên), Phan Anh, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Bá Tuấn, Hà Đặng Cao Tùng.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
7
|
Công nghệ 4
|
Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đặng Văn Nghĩa (Chủ biên), Đồng Huy Giới, Dương Giáng Thiên Hương, Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Bích Thảo.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
8
|
GDTC 4
|
Nguyễn Duy Quyết (Tổng chủ biên), Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
9
|
Âm nhạc 4
|
Đỗ Thị Minh Chính (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình (Chủ biên), Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Nga.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
10
|
Mĩ thuật 4
|
Đinh Gia Lê (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển, Đoàn Thị Mỹ Hương (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Trần Thị Thu Trang.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
11
|
HĐ
trải nghiệm 4
|
Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Trần Thị Tố Oanh.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
12
|
Tiếng Anh 4
|
Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Quốc Tuấn (Chủ biên), Phan Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc, Trần Hương Quỳnh, Nguyễn Minh Tuấn.
|
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
|
|
Trên đây là báo cáo quy trình, tiến độ, kết quả lựa chọn Danh mục sách giáo khoa lớp 1,2,3 đề xuất tiếp tục được sử dụng và bắt đầu triển khai thực hiện đối với lớp 4 trong trường tiểu học Hùng Tiến vào năm học 2023 - 2024, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, kính mong sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo, chuyên viên cấp trên.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị phước
|