UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG TIẾN
Số: /BC-TH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hùng Tiến, ngày tháng 3 năm 2023
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2022-2023
Thực hiện Công văn số 2955/SGDĐT-TTr ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2022 - 2023; Công văn số 673/SGDĐT ngày 17 tháng 3 năm 2023 của Sở GD&ĐT về việc báo cáo công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo,
Trường tiểu học Hùng Tiến báo cáo công tác kiểm định chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
1. Việc tiếp nhận văn bản của cấp trên
+ Thông tư 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
+ Công văn số 3039/SGDĐT-KTKĐ ngày 5/10/2022 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác khảo thí, đánh giá chất lượng giáo dục và quản lý cấp phát văn bằng năm học 2022-2023;
+ Kế hoạch số 516/KH-PGDĐT ngày 09/10/2022 của Phòng GD&ĐT triển khai công tác khảo thí, đánh giá chất lượng giáo dục và quản lý cấp phát văn bằng năm học 2022-2023;
+ Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 03/3/2023 của UYND huyện Vĩnh Bảo về xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2023.
2. Việc ban hành văn bản và tổ chức thực hiện
Sau khi được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục vào năm 2019, để tiếp tục thực hiện việc tự đánh giá chất lượng những năm tiếp theo, nhà trường đã thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Ra Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá số 109/QĐ-TH ngày
6/9/2022.
+ Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục số 108/KH-TH ngày 6/9/2022.
+ Tiếp tục thu thập minh chứng theo các tiêu chí, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với từng thời điểm.
* Kết quả thực hiện:
TT
|
Tên trường
|
Đã triển khai tự đánh giá
|
Đã được đánh giá ngoài
|
Thực hiện cải tiến chất lượng trong chu kỳ
|
Năm đánh giá
|
Mức độ đạt được
|
QĐ công nhận
|
Lần đánh giá ngoài
|
Có
|
Không
|
1
|
Trường TH Hùng Tiến
|
x
|
2018, 2019
|
2
|
Số 1353/QĐ-SGDĐT ngày 11/11/2019
|
2
|
x
|
|
3. Nhận xét đánh giá
a) Ưu điểm:
Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận trường học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo Quyết định số 1353/QĐ-SGDĐT-KTKĐ, ngày 11 tháng 11 năm 2019, từ đó đến nay, nhà trường tiếp tục căn cứ vào Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của Thông tư 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT và trên cơ sở đánh giá nhận xét của Sở GD&ĐT (đến thời điểm đánh giá) cũng như nhà trường tự đánh giá điểm yếu của các tiêu chí, đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng, kết quả sau những năm qua như sau:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
1. Điểm yếu:
Sự tham gia của lực lượng cha mẹ học sinh còn hạn chế.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Để khắc phục điểm hạn chế nêu trên, Hiệu trưởng phân công rõ ràng cho
các giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tuyên truyền giải thích cho các bậc phụ huynh có những hiểu biết cụ thể về các nội dung của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Ban chỉ đạo sẽ điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược theo đúng lộ trình của kế hoạch chiến lược:
- Từ năm 2019-2020: Xây dựng các mô hình nhóm, hội PH các lớp nâng cao nhận thức cho Phụ huynh.
- Từ năm 2020-2025: Tuyên truyền vận động Phụ huynh hợp tác, tài trợ về kinh phí, hiện vật để hoàn thiện cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hằng năm, nhà trường có văn bản truyền thông về giáo dục [H1-1.1-01]. Có biên bản rà soát cơ sở vật chất đầu năm [H1-1.1-02]. Trường xây dựng kế hoạch thu, chi kinh phí hoạt động CMHS để phụ huynh hiểu và có đóng góp cho nhà trường trong những năm qua [H1-1.1-03]. Cha mẹ đã trích kinh phí tặng một số cây cảnh, hỗ trợ bàn ghế chuẩn học sinh, làm bảng biểu (hoa biết nói) giáo dục ý thức học sinh (treo tại các cây) [H1-1.1-04]; [H1-1.1-05].
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường và các hội đồng khác
1. Điểm yếu:
Hội đồng tư vấn đôi khi tư vấn cho Hiệu trưởng về công tác Thi đua-Khen thưởng theo định kỳ chưa kịp thời.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Từ tháng 8 hàng năm, khi phân công nhiệm vụ, Hiệu trưởng sắp xếp bố trí, phân công chuyên môn cho các thành viên Hội đồng tư vấn phù hợp, giảm số tiết dạy để tạo điều kiện về thời gian cho các thành viên Hội đồng tư vấn hoạt động. Hiệu trưởng chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng tư vấn lên kế hoạch cụ thể và thực hiện theo đúng thời gian, kịp thời vào các dịp ngày NGVN 20/10, 20/11, sơ kết học kỳ I, 8/3, tổng kết năm học. Đ/c Phạm Trung Tuyên - CTCĐ cùng đ/c Nguyễn Thị Tri - PHT cùng các đ/c TTCM là người chịu trách nhiệm chính. Từ tháng 9 đến tháng 5 hàng năm, thường xuyên giám sát hoạt động của Hội đồng tư vấn.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hằng năm, nhà trường đã có văn bản phân công rõ người rõ việc cho các thành viên Hội đồng tư vấn phù hợp [H2-1.2-01]. Các thành viên đã xây dựng được kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng thời gian, kịp thời vào các dịp ngày lễ [H2-1.2-02]. Có biên bản giám sát hoạt động của Hội đồng tư vấn [H2-1.2-03]. Cuối mỗi năm học đều có đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng tư vấn được thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học [H2-1.2-04].
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường.
1. Điểm yếu:
Nhiều năm, do số lượng đoàn viên trong độ tuổi theo quy định của Điều lệ đoàn quá ít, do vậy trường không thành lập được chi đoàn để hoạt động, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển phong trào đoàn, đội của nhà trường.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Dự kiến vào buổi họp Chi bộ cuối tháng 7/2019, để phát triển phong trào hoạt động đoàn, đội trong trường năm học 2019 - 2020 có hiệu quả, chi bộ xây dựng kế hoạch đưa một số đảng viên còn trẻ trong chi bộ với một số giáo viên trẻ còn trong độ tuổi đoàn viên (đ/c Yến, đ/c Vui là giáo viên mới về, đ/c Thắm, đ/c Thảo cùng đ/c Hương, đ/c Thủy, đ/c Bính, đ/c Am) thành lập chi đoàn để phát huy sức trẻ cùng nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua lên một bước mới. Nhà trường sẽ trích kinh phí khoảng 5 000 000đ từ nguồn chi khác ngân sách cấp để chi cho hoạt động chi đoàn.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Do số giáo viên dự kiến vào trong chi đoàn để khắc phục điểm yếu thay đổi công tác liên tục do vậy nhà trường đã không thực hiện được việc thành lập Chi đoàn để đảm nhiệm công tác đoàn, đội theo kế hoạch cải tiến đề ra, mặc dù vậy, trong những năm qua, phong trào hoạt động của Đội đều đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nội dung, từ đó có bước phát triển rất tốt [H3-1.2-01]; [H3-1.2-02]. Hàng năm Liên đội đều được huyện đoàn xếp loại xuất sắc, nhà trường đánh giá cao tại báo cáo tổng kết năm học [H3-1.2-03]; [H2-1.2-04].
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
1. Điểm yếu:
Đ/c văn thư còn hạn chế về chuyên môn trong việc vào sổ công văn đi.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Khắc phục điểm yếu, Hiệu trưởng yêu cầu đ/c văn thư tự tìm hiểu, bồi dưỡng nghiệp vụ để tiến hành phân loại những văn bản nào nhà trường ban hành cần gửi đến các bộ phận chuyên môn, đoàn thể trong trường để thực hiện, ra địa phương, xuống Phòng GD&ĐT để báo cáo và đều vào sổ công văn đi cho đúng thời gian, địa chỉ.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Đồng chí văn thư đã thực hiện đúng việc cập nhật văn bản đi tới các bộ phận, cơ quan được thể hiện tại sổ công văn đi của nhà trường [H4-1.2-01].
Tiêu chí 1.5: Khối lớp học và tổ chức lớp học.
1. Điểm yếu:
Sĩ số bình quân 36 học sinh/lớp, vượt quá quy định của Điều lệ trường tiểu
học, trong đó khối lớp 3 có 40 học sinh/lớp.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tháng 7 năm 2020, Hiệu trưởng tiếp tục làm tờ trình đề nghị UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT định biên bổ sung cho trường 2 giáo viên dạy văn hóa để đảm bảo tỷ lệ giáo viên cũng như số học sinh trên lớp theo quy định. Nếu chưa được, nhà trường chủ động hợp đồng giáo viên để đảm bảo tối đa 35 em/lớp. Kinh phí được trích từ nguồn chi khác ngân sách cấp, mức chi trả bằng mức lương tối thiểu.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Trong những năm qua, trường không khắc phục được điểm yếu trên, số học sinh ngày một tăng lên, hiện năm học 2022-2023, bình quân 36,9 học sinh/lớp, do sĩ số học sinh ngày càng tăng, không hợp đồng được giáo viên đứng lớp trong khi đó giáo viên ngày một giảm về số lượng do nghỉ chế độ và chuyển trường nhiều [H5-1.5-01]; [H5-1.5-02]; [H5-1.5-03].
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
1. Điểm yếu:
Việc kiểm tra tài chính của nhà trường còn thiếu đối với từng kỳ, từng quý.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Từ năm 2020, Hiệu trưởng yêu cầu đ/c CTCĐ chỉ đạo Ban thanh tra nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra, thanh tra công tác tài chính để đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch, ít nhất mỗi năm kiểm tra 2 lần theo định kỳ và có thể đột xuất khi có vấn đề.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hàng năm, Ban thanh tra đã tiến hành lập biên bản kiểm tra, giám sát công tác tài chính theo định kỳ [H6-1.6-01]. Kết quả công tác thu, chi được báo cáo công khai tại hội đồng sư phạm cuối năm học [H6-1.6-02]. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban thanh tra được đánh giá đầy đủ trong báo cáo công tác thanh tra cuối mỗi năm học [H6-1.6-03].
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
1. Điểm yếu:
Một số ít giáo viên như đ/c Phạm Thị Kim Ngân, đ/c Nguyễn Thị Vang chưa phát huy hết năng lực trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Sang năm học 2020-2021, Hiệu trưởng yêu cầu đ/c PHT, TTCM tập trung
dự giờ, tổ chức Chuyên đề, hội thảo, tìm hiểu nguyên nhân (có thể do trình độ tay nghề, phương pháp lên lớp, trách nhiệm, điều kiện hoàn cảnh...) để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục riêng cho từng giáo viên đó.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Trong 3 năm qua, để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, trong đó có một số đồng chí còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng, chuyên môn đã xây dựng kế hoạch trong đó nhấn mạnh phần bồi dưỡng giáo viên hạn chế năng lực [H7-1.7-01]. Đồng thời tổ chức được nhiều chuyên đề chuyên môn các cấp góp phần nâng cao tay nghề cho giáo viên như 2 chuyên đề chuyên môn cấp huyện, 10 chuyên đề cấp trường [H7-1.7-02]; [H7-1.7-03]. Chuyên môn đã tổ chức hội thảo đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục [H7-1.7-04]. Cuối mỗi năm, chuyên môn đã đánh giá kết quả tiến bộ rõ nét đối với sự tiến bộ của giáo viên [H7-1.7-05].
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
1. Điểm yếu:
Kết quả các lần cấp trên kiểm tra qua từng năm chưa cao.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Để kết quả được ổn định qua từng năm, trong năm học 2019-2020, Hiệu trưởng, Hiệu phó vào cuộc thực sự trong mọi hoạt động như chất lượng đại trà, chất lượng đội ngũ, chất lượng các hoạt động ngoài giờ và tạo ý thức tham gia phong trào chung của mọi thành viên nhà trường đồng thời tạo nên một xã hội học tập bằng cách huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục để có một môi trường giáo dục tốt nhất, thân thiện nhất, giá trị nhất.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Năm học 2020 - 2021, kết quả kiểm tra của Sở GD và ĐT xếp loại Tốt [H8-1.8-01]. Năm học 2020-2021 trường đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc [H8-1.8-02]. Từ năm học 2020-2021, Liên đội đều được cấp trên xếp loại xuất sắc [H8-1.8-03]. Cuối mỗi năm học Liên đội có tổng hợp, báo cáo kết quả đạt được về nhà trường [H8-1.8-04]. Nhà trường đánh giá kết quả hoạt động của Liên đội [H8-1.8-05].
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
1. Điểm yếu:
Hoạt động của Ban thanh tra chưa chủ động theo nhiệm vụ, chức trách của mình. Việc giải quyết một số vấn đề trong nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào đ/c Hiệu trưởng.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong năm học 2020-2021, Đ/c Bí thư chi bộ yêu cầu BCH công đoàn thường xuyên theo dõi chỉ đạo Ban thanh tra làm việc và đánh giá kết quả hoạt động của Ban thanh tra sau một năm, một nhiệm kỳ để có những điều chỉnh kịp thời về công việc, về con người. Kinh phí cho Ban thanh tra hoạt động được lấy từ nguồn trích phần trăm thu phí công đoàn cấp trên cấp và trả số tiết kiêm nhiệm theo Thông tư 28/2009/TT/BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo dục phổ thông, dự kiến khoảng 2 000 000đ.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Ban thanh tra đã làm việc đúng vai trò, chức năng được thể hiện qua báo cáo đánh giá của BCH Công đoàn hàng năm [H9-1.9-01]. Trong 3 năm qua nhà trường luôn đảm bảo đầy đủ chế độ làm việc cho Ban thanh tra theo quy định của Bộ GD&ĐT để động viên kịp thời với số kinh phí khoảng 12 600 000đ được thể hiện qua bảng thanh toán thừa tiết cho giáo viên [H9-1.9-02]. Hàng năm, Ban thanh tra đã báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đầy đủ, Công đoàn đánh giá bộ phận thanh tra nhà trường đã làm đúng chức trách nhiệm vụ được giao [H9-1.9-03].
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
1. Điểm yếu:
Trong những năm qua, trường chưa xây dựng được đường dây nóng để nhận sự phản ánh nắm bắt thông tin ngược chiều từ phía cha mẹ học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021, đ/c Hiệu trưởng đề nghị đ/c Cụm trưởng mời công an huyện kết hợp với cơ quan y tế tổ chức cho các trường trong cụm một buổi tập huấn cho 100% CBGVNV về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, địa điểm đặt tại một trường (theo sự thống nhất trong cụm), thời gian vào tuần 1 tháng 8 năm 2020. Dự kiến kinh phí chi khoảng 5 000 000đ do các trường trong cụm đóng góp. Và với điểm yếu nêu trên để khắc phục, Hiệu trưởng giao cho đ/c Phạm Trung Tuyên-CTCĐ-GV dạy tin học, thiết lập đường dây nóng của nhà trường và đưa số điện thoại đường dây nóng lên bảng tin đầu hồi nhà khu A để toàn thể phụ huynh, học sinh và nhân dân nắm bắt, có ý kiến cần thiết với nhà trường và giáo viên. Thời gian hoàn thiện đường dây nóng trong tuần 1 tháng 9/2021. Dự kiến kinh phí trích từ quỹ vận động tài trợ khoảng 2 000 000đ.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Cụm chưa mời công an huyện kết hợp với cơ quan y tế tổ chức cho các trường trong cụm một buổi tập huấn cho 100% CBGVNV về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tuy nhiên trường đã xây dựng được kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá cho HS, đồng thời tổ chức cho giáo viên ký cam kết không bạo lực trường học [H10-1.10-01]; [H10-1.10-02]; [H10-1.10-03]. Trường xây dựng Kế hoạch phòng, chống Covid-19, kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch và cả khi học sinh đã đến trường kết hợp vừa dạy học trực tuyến vừa trực tiếp để đảm bảo việc học tập của các em không bị gián đoạn [H10-1.10-04]; [H10-1.10-05]. Trường chưa lập được đường dây nóng để nhận thông tin hai chiều từ đó có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc từ phụ huynh, tuy nhiên, trường đã thiết lập được trang web riêng và được công khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ HS với số kinh phí 5 500 000đ [H10-1.10-06]; [H10-1.10-07].
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
1. Điểm yếu:
Bộ phận phụ trách chuyên môn chưa sát sao trong việc chỉ đạo khảo sát nâng cao CLGD các khối lớp. Tổ chức một số chuyên đề chuyên môn chưa đi
sâu vào ĐMPPDH.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Sang năm học 2020-2021, để khắc phục điểm yếu nêu trên, đ/c Đào Thị Thúy, đ/c Vũ Thị Duyến - TTCM cùng đ/c Nguyễn Thị Tri - PHT cần tích cực tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ quản lý đúng hơn, hiệu quả hơn, nhà trường sẽ tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí cho các giáo viên tham gia, kinh phí dự kiến khoảng 2 000 000đ được
trích từ nguồn chi khác của ngân sách nhà nước cấp.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hàng năm, nhà trường đã yêu cầu chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho TTCM, TPCM để nâng cao năng lực nghiệp vụ, tích cực cử các đồng chí TTCM cùng đồng chí Phó Hiệu trưởng tham gia nhiều chuyên đề các cấp tổ chức qua đó đã làm thay đổi được khá rõ nét về khả năng tư vấn thúc đẩy của TTCM đối với các thành viên trong tổ để phát triển đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [H11-2.1-01]; [H11-2.1-02]; [H11-2.1-03].
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
1. Điểm yếu:
Trường không có giáo viên làm Tổng phụ trách chuyên biệt.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cho những năm tới, ngay từ tháng 7 năm 2020, tại Hội nghị họp 3 phòng ban của huyện (Phòng Nội vụ, Phòng tài chính, Phòng GD&ĐT) cùng các nhà trường duyệt định biên cho năm học tiếp theo, đ/c Hiệu trưởng sẽ tích cực đề nghị biên chế cho nhà trường 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Nếu được, nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên Tổng phụ trách lấy từ ngân sách của Nhà nước; nếu không được, nhà trường sẽ cử 01 đ/c giáo viên có số tiết ít và có khả năng làm công tác Đội và các phong trào chung tiếp tục kiêm nhiệm công tác Đội và như vậy nguồn kinh phí dự kiến chi trả khoảng 12 000 000đ và sẽ được lấy từ nguồn chi khác, do ngân sách cấp để chi trả số tiết thừa cho giáo viên kiêm TPT đó.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Do không có TPT chuyên biệt nên năm học 2020-2021, 2021-2022, trường đã xếp cho ½ giáo viên văn hóa làm TPT và có khả năng, năng lực làm công tác phong trào đó là đ/c Đoàn Thị Yến do vậy kết quả hàng năm công tác đội luôn được xếp loại xuất sắc [H12-2.2-01]. Trong 3 năm qua nhà trường luôn đảm bảo đầy đủ chế độ làm việc cho giáo viên TPT theo quy định của Bộ GD&ĐT với 3 tiết/tuần được thể hiện qua bảng phân công chuyên môn cho giáo viên trong từng năm học [H12-2.2-02].
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
1. Điểm yếu:
Nhân viên phụ trách công tác Thiết bị-Thư viện không có bằng cấp chuyên môn theo đúng vị trí việc làm.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tháng 8 năm 2019, cấp ủy thống nhất với BGH nhà trường có kế hoạch
thuê đ/c Nguyễn Thị Nhung có trình độ Cao đẳng công nghệ thiết bị trường học (hiện là nhân viên trường tiểu học Liên Am) về hướng dẫn, tư vấn cụ thể về cách sắp xếp, cách làm hồ sơ thư viện, thiết bị cho nhân viên phụ trách của nhà trường. Kinh phí chi trả đ/c khoảng trong 3 ngày với 600 000đ và được trích từ quỹ vận động tài trợ. Bên cạnh đó tiếp tục đề nghị với cấp trên định biên cho nhà trường một nhân viên chuyên trách công tác Thiết bị-Thư viện để có hiệu quả trong công việc.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Trong những năm qua, trường vẫn không được định biên nhân viên thiết bị thư viện phải cử giáo viên dạy môn chuyên kiêm thiết bị thư viện, do vậy chất lượng và hiệu quả chưa cao, việc cập nhật hồ sơ sổ sách, sắp xếp không được hợp lý, tuy vậy nhà trường cũng đã cử đồng chí Phó HT cùng bố trí giáo viên bộ môn kiêm làm công tác thiết bị thư viện để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu [H13-2.3-01]; [H13-2.3-02]. Kết quả hoạt động của công tác thiết bị thư viện cuối năm đạt kết quả khá tốt [H13-2.3-03].
Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh
1. Điểm yếu:
Việc thực hiện nhiệm vụ học tập, đạo đức của một số ít học sinh chưa đầy đủ như chưa chăm học, chưa phát huy tích tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, còn nói tục chửi bậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục chung của lớp, của trường.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Bằng các giải pháp tích cực như BGH nhà trường tiếp tục chỉ đạo các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng Phụ trách Đội tích cực kiểm tra nội quy, nề nếp học sinh đầu giờ buổi sáng, buổi chiều, trong các giờ ra chơi. Đội sao đỏ tăng số buổi kiểm tra lên 2 lần/tuần, tăng số buổi kiểm tra đột xuất. Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh thực hiện tốt nội quy của lớp đề ra và nhà trường. Xây dựng phong trào “Gọi bạn xưng tôi”, duy trì và tăng cường chương trình phát thanh măng non với các nội dung tuyên truyền các luật có sự kiểm duyệt của BGH như luật an toàn giao thông, Quyền và bổn phận của trẻ em, Quốc phòng an ninh, … Với những giải pháp đó đã và sẽ hạn chế tới mức tối đa vi phạm của học sinh, từ đó tạo nên môi trường giáo dục trường tiểu học Hùng Tiến ngày càng thân thiện, lành mạnh, hiệu quả.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Chương trình phát thanh măng non đã được liên đội duy trì và tăng cường hơn [H14-2.4-01]. Đồng thời nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua trực tiếp và qua zalo để giáo dục các em ý thức học tập [H14-2.4-02]; [H14-2.4-03]. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm lập nhóm lớp qua zalo để có thông tin hai chiều giáo dục hiệu quả đối với học sinh [H14-2.4-04].
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi, bãi tập
Nhà trường chưa có sân tập riêng, phương tiện, trang thiết bị cho học sinh luyện tập thể dục thể thao còn thiếu nhiều so yêu cầu.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020 - 2021, Hiệu trưởng yêu cầu đ/c nhân viên thiết bị thư viện cùng đ/c Phó hiệu trưởng rà soát thiết bị hiện có cùng với những trang thiết bị cần có để trình Ban tài vụ nhà trường mua bổ sung đảm bảo cho học sinh được luyện tập thường xuyên như bóng bàn, bộ cầu lông, bộ cờ vua, dây nhảy, … dự kiến kinh phí chi khoảng 15 000 000đ, được trích từ nguồn chi khác ngân sách cấp hằng năm.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Đầu năm học hàng năm, đ/c Phó HT cùng đ/c nhân viên TBTV đã lập biên
bản rà soát thiết bị hiện có của phòng thiết bị và theo nhu cầu thực tế để trình nhà trường mua sắm [H15-3.1-01]. Trong 3 năm qua, nhà trường trích kinh phí cùng nguồn hỗ trợ của cấp trên cho việc thực hiện thay sách giáo khoa các lớp 1,2,3 đã mua được 5 bộ cờ vua, 5 bộ cầu lông, 3 bộ bóng bàn, 10 bộ cầu đá, 1 bộ lưới cầu lông, 1 bộ bàn đánh bóng bàn, ... với số kinh phí là 12 650 000đ [H15-3.1-02]; [H15-3.1-03]. Cuối mỗi năm học được nhà trường báo cáo kết quả thực hiện việc mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học trong năm [H2-1.2-04].
Tiêu chí 3.2: Phòng học
1. Điểm yếu:
Còn nhiều bộ bàn ghế đã cũ, mặt bàn bị bong tróc ở phòng học khối lớp 4, khối lớp 5.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong các năm học từ 2020-2021, yêu cầu đ/c Kế toán lên kế hoạch để thay thế sửa chữa và mua sắm mới, bổ sung thêm 100 bộ bàn ghế mới cho học sinh với tổng kinh phí 115 000 000đ. Dự kiến nguồn kinh phí sửa chữa, mua sắm huy động từ công tác vận động tài trợ của cha mẹ học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 theo các mức vận động khác nhau khoảng 70 000 000đ, nhà trường trích nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước cấp hằng năm 45 000 000đ.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Từ năm năm học 2020-2021, nhà trường đưa việc mua bổ sung bàn ghế cho khối lớp 4,5 vào kế hoạch tài chính và thực hiện bằng nguồn kinh phí vận động cha mẹ học sinh và nguồn kinh phí ngân sách cấp đã mua sắm được 150 bộ với số kinh phí 210 000 000đ để thay thế toàn bộ các bàn ghế học sinh đã hỏng tại các phòng học khối 4,5 [H16-3.2-01]; [H16-3.2-02].
Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính-quản trị
1. Điểm yếu:
Thiết bị phòng nghệ thuật, phòng ngoại ngữ còn thiếu.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Căn cứ vào quy định về các phòng nghệ thuật, phòng ngoại ngữ, giao
cho đ/c Kế toán lập kế hoạch để mua sắm bổ sung giá vẽ cho phòng Mỹ thuật, còn phòng Ngoại ngữ sẽ thực hiện như sau:
Chuẩn bị đủ điều kiện dạy và học: như bổ sung tai nghe, mua 1casset, 1
đầu đĩa, tăng âm-loa máy-mi cro, thiết bị âm thanh đa năng, tranh tương tác, thẻ luyện tập, bộ thẻ chữ, tranh ảnh các nhân vật với số kinh phí khoảng 30 000 000đ (NS đơn vị và các nguồn kinh phí vận động tài trợ); thời điểm hoàn thiện việc mua sắm tuần 3/9/2019. Cung cấp thông tin đến cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, CBGV, học sinh nhà trường, nội dung này được sử dụng kinh phí chi thường xuyên hằng năm cùng nguồn vận động tài trợ và sẽ được thông tin vào thời điểm họp phụ huynh học sinh buổi đầu tháng 8/2019.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Trong kế hoạch tài chính hàng năm, trường đã xây dựng chi tiết trong đó có nội dung mua sắm một số trang thiết bị phục vụ 2 phòng nghệ thuật, ngoại ngữ để hoạt động dạy học được hiệu quả [H16-3.2-01]. Đồng chí Kế toán đã có đầy đủ hồ sơ dự toán mua sắm một số trang thiết bị trong đó có mua giá vẽ cho HS sử dụng tại phòng Mỹ thuật với 20 giá vẽ, Phòng Ngoại ngữ đã mua bổ sung được 1casset, 1 đầu đĩa, tăng âm-loa máy-mi cro, tuy nhiên chưa mua sắm được đúng như kế hoạch cải tiến đã đề ra với số kinh phí khoảng 15 triệu đồng [H17-3.3-01].
Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Khu nhà vệ sinh của HS chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và Bộ y tế.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tại buổi họp phụ huynh cuối năm học 2020-2021, nhà trường lên kế hoạch chi tiết, cụ thể lộ trình xây dựng nhà vệ sinh theo chuẩn, dự kiến tổng kinh phí cần đầu tư 200 000 000đ (vận động cha mẹ học sinh tài trợ, các cá nhân có lòng hảo tâm), người thực hiện công trình, bên giám sát là đại diện CMHS để vận động phụ huynh học sinh toàn trường tài trợ. Và nếu được, công trình sẽ thực thi vào hè 2021.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Nhà trường chưa xây dựng được khu vệ sinh cho học sinh theo chuẩn do lộ trình của địa phương đến năm 2023 có nguồn kinh phí từ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được thể hiện tại nghị quyết HĐND xã [H18-3.4-01].
Tiêu chí 3.5: Thiết bị.
1. Điểm yếu:
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên còn quá hạn chế và nghèo nàn.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Từ năm học 2020-2021, nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia thi làm đồ dùng dạy học. Yêu cầu đ/c PHT, đ/c nhân viên thiết bị thư viện cùng tổ trưởng, khối trưởng các khối lớp soạn thảo số đồ dùng đã có trong phòng thiết bị giáo dục với thực tế cần thiết trong giảng dạy hằng ngày để có kế hoạch phân định rõ: đồ dùng nào giáo viên tự làm, đồ dùng nào nhà trường mua bổ sung để tránh tình trạng chồng chéo, thiếu, thừa và còn mang tính mâu thuẫn giữa sổ báo giảng với đồ dùng thực tế trong phòng thiết bị. Trường đưa vào tiêu chí thi đua để động viên, khen thưởng và khích lệ kịp thời đối với giáo viên có đồ dùng tự làm mang tính sáng tạo, có chất lượng tốt. Kinh phí cho hoạt động được lấy từ nguồn chi khác của ngân sách nhà nước cấp hàng năm khoảng 10 000 000đ.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hàng năm, vào dịp 20/11, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên thi làm đồ dùng dạy học theo môn dạy được phân công và đã được chuyên môn đánh giá chất lượng [H19-3.5-01]. Trong báo cáo tổng kết năm học, việc tự làm đồ dùng dạy học của GV được đánh giá, có kinh phí thưởng hàng năm [H2-1.2-04].
Tiêu chí 3.6: Thư viện
1. Điểm yếu:
Việc mua sắm, bổ sung báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo hằng năm còn hạn chế.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Để khắc phục điểm yếu trên, tháng 8/2020 đ/c Hiệu phó cùng đ/c phụ
trách thư viện xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, dự toán kinh phí và thực hiện với tổng kinh phí mua sắm bổ sung thêm báo, tạp chí, tranh ảnh, băng đĩa cần thiết khoảng 15 000 000đ để phục vụ công tác giảng dạy tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo mục tiêu giáo dục, kinh phí trên sẽ được trích từ nguồn chi khác trong ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Kế hoạch mua sắm sách báo, tạp chí, tranh ảnh, ... đã được đ/c Hiệu phó và nhân viên thiết bị thư viện xây dựng khá cụ thể [H20-3.6-01]. Kinh phí mua sách giáo khoa theo các bộ phục vụ việc nghiên cứu lựa chọn sách cho giáo viên, báo giáo dục, tạp chí, tranh ảnh được đồng chí kế toán lưu đầy đủ và tại hồ sơ công ty thiết bị [H20-3.6-02]; [H20-3.6-03].
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Điểm yếu: Việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức một số hoạt động giáo dục cho học sinh từ phía Ban cha mẹ trường còn rất hạn chế, đôi khi chưa thật kịp thời.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Như vậy, để hoạt động hội có hiệu quả như những năm học trước, năm học
2019-2020, sự phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh với nhà trường sẽ là điểm nhấn và sẽ có thêm nhiều biện pháp hữu hiệu để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường tiểu học Hùng Tiến. Đồng thời, đầu năm học 2019-2020, Ban giám hiệu nhà trường và Ban CMHS nhiệm kỳ cũ đánh giá kết quả của một số thành viên trong Ban đại diện cũ, sau đó tổ chức Đại hội CMHS nhiệm kỳ mới chủ động trong việc bầu bổ sung những phụ huynh có trách nhiệm, có điều kiện để chất lượng hoạt động của Ban CMHS nhiệm kỳ mới được tốt hơn. Đồng thời Ban CMHS có kế hoạch trích quỹ CMHS (được trích từ quỹ lớp) để chi các cuộc họp nhằm động viên, khích lệ tinh thần của CMHS trong việc phối kết hợp làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền về giáo dục, về kết quả của nhà trường, tiếp tục lấy chất lượng làm niềm tin với phụ huynh, tạo nên sự phấn khởi, sự tin tưởng, sự toàn tâm toàn ý của CMHS với nhà trường. Từ đó họ sẽ quyết tâm tạo mọi điều kiện để ủng hộ nhà trường một cách tốt nhất.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Đầu năm học, nhà trường đã cùng Ban cha mẹ trường (sau khi kiện toàn) đã xây dựng kế hoạch dự kiến tổ chức một số hoạt động giáo dục cho học sinh trong đó có dự kiến phần trăm kinh phí hỗ trợ từ Ban cha mẹ học sinh để thực hiện trong từng năm học được thể hiện trong kế hoạch tài chính của nhà trường và các kế hoạch hoạt động như Kế hoạch tổ chức Rằm Trung thu, Kế hoạch Hội khỏe Phù Đổng, Kế hoạch chuyên đề Đội [H16-3.2-01]; [H3-1.3-01]; [H21-4.1-01]; [H21-4.1-02].
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường.
1. Điểm yếu:
Do HS còn nhỏ vì vậy việc chăm sóc gia đình, thương binh, liệt sĩ hàng ngày là các em chưa làm được.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Sang năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, yêu cầu đ/c Tổng phụ trách cùng GVCN khối 5 phân công những học sinh lớn sang giúp đỡ những gia đình thương binh, gia đình neo đơn gần nơi em sinh sống vào những ngày nghỉ học. Giáo dục các em tình yêu thương con người và sự chia sẻ khó khăn, biết cho đi và nhận lại...
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Do điều kiện thời gian chưa cho phép nên Liên đội chưa tổ chức được cho học sinh chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ hàng ngày, tuy nhiên nhà trường chỉ đạo Đội xây dựng kế hoạch hoạt động năm học đưa nội dung giáo dục học sinh ý thức và lòng biết ơn đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng [H22-4.2-01]. Nhà trường có kế hoạch chăm sóc di tích lịch sử địa phương, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ nhân ngày 27/7 hàng năm qua đó các em cũng đã biết thể hiện lòng biết ơn và lòng tự hào đan tộc [H22-4.2-02].
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Tiêu chí 5.1: Kế hoạch giáo dục của nhà trường
1. Điểm yếu
Việc giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của cha mẹ học sinh và cộng đồng còn chưa thường xuyên về chương trình năm học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tháng 9/2020, Ban giám hiệu họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị chủ tịch Hội cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đưa thêm nội dung giám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường một cách cụ thể, khuyến khích cha mẹ học sinh tăng cường công tác giám sát trong nhà trường nhằm thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong năm.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Hàng năm, ngay từ khi kiện toàn Ban cha mẹ học sinh trường xong, nhà trường đã cùng ban cha mẹ học sinh đưa nội dung giám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường vào trong kế hoạch hoạt động của Ban cha mẹ học sinh, qua đó đã thúc đẩy được chất lượng và các hoạt động giáo dục ngày một cao hơn được thể hiện trong kế hoạch hoạt động Ban cha mẹ [H14-2.4-03]. Cuối năm Ban cha mẹ học sinh báo cáo hoạt động của Hội trong đó đã đánh giá rõ kết quả giám sát đối với hoạt động giáo dục của nhà trường [H23-5.1-01].
Tiêu chí 5.2: Thực hiện Chương trình giáo dục giáo dục phổ thông cấp tiểu học
1. Điểm yếu:
Khả năng vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực của một số giáo viên còn hạn chế như đ/c Phạm Thị Kim Ngân, đ/c Nguyễn Thị Vang do vậy hiệu quả giáo dục của những lớp do các đ/c này phụ trách còn hạn chế.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm tới, nhà trường phát huy điểm mạnh để có chất lượng cao bằng cách chỉ đạo giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là chủ yếu; lựa chọn các hoạt động chính để cho học sinh được chia sẻ, trao đổi toát lên mục tiêu bài học. Và hè 2020, để năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo có sự đổi mới rõ nét trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức lớp học, nhà trường tổ chức bồi dưỡng hè cho 100% giáo viên đứng lớp với nội dung: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tích cực, vận dụng linh hoạt những thành tố tích cực của mô hình trường học mới VNEN, phương pháp Đan Mạch, tiết học vui, .. Và ngay từ đầu năm học, yêu cầu
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Đã xây dựng được kế hoạch dạy học tích cực theo các phương pháp mới, đặc biệt phương pháp vận dụng mô hình VNEN và yêu cầu đồng chí Phạm Thị Kim Ngân, đồng chí Nguyễn Thị Vang lên thể hiện được 4 tiết và đã được đánh giá có sự tiến bộ [H24-5.1-01]; [H24-5.1-02]; [H24-5.1-03].
Tiêu chí 5.3: Thực hiện các hoạt động giáo dục khác.
1. Điểm yếu:
Nhà trường đã chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp song chưa được phân hóa theo nhu cầu, năng lực sở trường của học sinh, một số giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực tham gia phong trào, chưa coi đây là nhiệm vụ của mình. Nguyên nhân do nhà trường chưa có giáo viên Tổng phụ trách chuyên biệt, giáo viên chủ nhiệm chưa hiểu hết nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Sang năm học 2020 - 2021, nhà trường yêu cầu đ/c TPT cùng GVCN lập danh sách học sinh đăng ký theo nguyện vọng, năng lực sở trường của từng em để thành lập các câu lạc bộ khác nhau nhằm phát huy tối đã năng khiếu vốn có của học sinh ví dụ như câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Âm nhạc, câu lạc bộ Tiếng Việt, câu lạc bộ thể thao ... Sau đó phân công mỗi câu lạc bộ có một giáo viên phụ trách chính, giáo viên tổng phụ trách phụ trách chung soạn thảo chi tiết kế hoạch, nội dung tiến hành sao cho phù hợp, thiết thực. Và mỗi đ/c giáo viên chủ nhiệm sẽ là một Tổng phụ trách đúng như Điều lệ đã quy định cùng với sự vào cuộc quyết liệt, sự chủ động, sáng tạo của đ/c TPT để tạo nên sân chơi cho các em góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Và nhà trường đưa nhiệm vụ này vào chỉ tiêu đánh giá thi đua cuối năm. Kinh phí để tổ chức các hoạt động ngoài giờ được trích từ quỹ cha mẹ học sinh (được trích từ quỹ lớp), quỹ vận động tài trợ, sự hỗ trợ của địa phương và các tổ chức, cá nhân khác. Dự kiến khoảng 35 000 000đ/năm.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Sau khi được đoàn đánh giá công tác tổ chức các hoạt động giáo dục còn chưa được phong phú, ngay sau đó, nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo các câu lạc bộ, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, lập danh sách những học sinh có cùng sở thích, phân công nhiệm vụ giáo viên phụ trách theo các câu lạc bộ, lên thời khóa biểu và mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo dục riêng [H25-5.3-01]; [H25-5.3-02]; [H25-5.3-03]; [H25-5.3-04];[H25-5.3-05].
Tiêu chí 5.4: Công tác phổ cập giáo dục tiểu học.
1. Điểm yếu:
Việc nhập các số liệu trên hệ thống có năm đôi khi chưa kịp thời, nguyên nhân do chưa có nhân viên chuyên phụ trách mảng công nghệ.
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021, nhà trường dành riêng một máy lưu dữ liệu và tiếp tục giao cho đ/c Phạm Trung Tuyên - GV tin học trách nhiệm đường mạng, bộ phận chuyên phụ trách công tác phổ cập (đ/c PHT, đ/c văn thư) cung cấp thông tin, số liệu kịp thời, chính xác, đồng thời trực mạng thường xuyên, liên tục để đảm bảo thời gian, tiến độ theo yêu cầu.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Nhà trường đã ra quyết định thành lập Tổ công nghệ và chuyển đổi số, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số, phân công nhiệm vụ tổ công nghệ để thực hiện nhiệm vụ kịp thời, thông suốt [H26-5.4-01]; [H26-5.4-02]; [H26-5.4-03]. Sau mỗi năm, nhà trường đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tổ công nghệ, đánh giá kết quả công tác phổ cập [H26-5.4-04].
Tiêu chí 5.5: Kết quả giáo dục
1. Điểm yếu:
Những học sinh thiểu năng trí tuệ không có đủ hồ sơ, khả năng tiếp thu
chậm còn nhiều do vậy hằng năm vẫn còn học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học ((Năm học 2014-2015: 01 em học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học; Năm học 2015-2016: 02 em học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học; Năm học 2016-2017: 02 học sinh chưa hoàn thành chương trìnhlớp học; Năm học 2017-2018: 05 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học; Năm học 2018-2019: 02 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học).
- Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tháng 9/2020, sau khi bàn giao chất lượng cho giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu GVCN rà soát, phân loại học sinh theo năng lực để có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp.
3. Kết quả đã khắc phục điểm yếu:
Nhà trường thực hiện rà soát, phân loại HS theo năng lực [H27-5.5-01]. Chuyên môn xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu để giảm tỷ lệ lưu ban [H27-5.5-02]. Cuối mỗi năm học nhà trường lưu danh sách và báo cáo tổng kết tổng hợp kết quả học sinh hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học [H27-5.5-03]; [H2-1.2-04].
b) Tồn tại: Bên cạnh những điểm nổi bật đã đạt được qua quá trình tự đánh giá nhà trường cũng còn những điểm thiếu và yếu:
Trường chưa có nhà đa năng. Phương tiện nghe nhìn phòng ngoại ngữ đã có đầu tư song vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Khu nhà vệ sinh của học sinh chưa đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quy định của Bộ liên ngành; Một số giáo viên chưa thành thạo soạn giáo án điện tử; Đội ngũ còn thiếu quá nhiều năm sau so năm trước (do chuyển trường và nghỉ hưu), hiện tại trường còn thiếu 4 giáo viên văn hóa, thiếu giáo viên dạy Tin học, Tiếng Anh, thiếu nhân viên kế toán, thiết bị thư viện, giáo viên Tổng phụ trách, khó khăn cho việc sắp xếp đội ngũ và ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường. Giáo viên tham gia học nâng trình độ trên chuẩn không có. Khả năng đáp ứng mức 3 của một số tiêu chí để phấn đấu cấp độ cao hơn còn khó khăn.
* Kết quả tự đánh giá:
Tổng số tiêu chí được khắc phục: 27 tiêu chí.
Số tiêu chí đã khắc phục được: 25 tiêu chí (đạt 92,6%).
Số tiêu chí chưa khắc phục được: 2 tiêu chí (Tiêu chí 2.3 và tiêu chí 4.2)
Số tiêu chí đạt mức 1,2: 27/27.
Số tiêu chí đạt mức 3: 13/19.
* Mức đánh giá của cơ sở: Tiếp tục tự đánh giá: Đạt Cấp độ 2.
Qua kết quả tự đánh giá, đối chiếu với Điều 34 và Điều 37 của Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT, Hội đồng tự đánh giá trường tiểu học Hùng Tiến tự đánh giá trường tiếp tục đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2 và trong giai đoạn được công nhận sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để đạt mức cao hơn trong thời gian tới.
Trên đây là báo cáo công tác kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học Hùng Tiến năm học 2022 - 2023./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT huyện;
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Phước
|