Cập nhật : 21:8 Thứ năm, 13/4/2023
Lượt đọc : 13983

Kế hoạch: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành Năm học 2022 – 2023

Ngày ban hành: 13/4/2023Ngày hiệu lực: 13/4/2023
Nội dung:

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG TIẾN

BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 170/KH-TH

Hùng Tiến, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành

Năm học 2022 – 2023

Thực hiện Công văn số  2751/SGDĐT-GDTH ngày 31 /8/2022 của Sở Giáo dục Đào tạo HP về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2022- 2023; công văn 469/PGD ĐT-GDTH ngày  16   tháng 9 năm 2022 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2022 – 2023; Kế hoạch số 485/KH-PGDĐT ngày 21/9/2022 của của PGDĐT huyện Vĩnh Bảo về việc tổ chức các Kỳ thi/Cuộc thi giao lưu HSG cấp huyện năm học 2022-2023;

Thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Hùng Tiến, 

Bộ phận chuyên môn trường Tiểu học Hùng Tiến xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành năm học 2022 – 2023 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

 1. Quy mô giáo dục

- Tổng số lớp: 16 lớp.

- Tổng số học sinh: 591 em, trong đó có 03 học sinh khuyết tật (chậm phát triển trí tuệ).

2. Chất lượng giáo dục năm học 2021-2022

- Tổng số 590 HS, trong đó 5 em KT học hòa nhập đánh giá riêng.

- Các môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành xuất sắc 255 em, đạt tỉ lệ 43,15%; 222 em có thành tích vượt trội, đạt tỉ lệ: 37,6%

- Năng lực: 99,6% Tốt và Đạt.

- Phẩm chất: 99,6% Tốt và Đạt.

- Hoàn thành chương trình lớp học: 585/585 em, đạt tỉ lệ: 100%

- Hoàn thành chương trình Tiểu học: 100%

- HSG Cấp huyện: Đạt 76 giải, trong đó 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 33 giải Ba, 31 giải KK.

- HSG Cấp TP và Quốc gia

+ Tham gia thi TNTV cấp TP: đạt 5 giải, trong đó 1 giải Ba, 4 giải KK.

+ Tham gia thi TN toàn tài cấp TP: đạt 6 giải, trong đó. 3 em được dự thi vòng Quốc gia.

+ Tham gia thi IOE cấp TP, quốc gia: 3 em.

+ Chất lượng khảo sát định kì đổi chéo môn Toán lớp 5 do PGD tổ chức đứng thứ 21 toàn huyện.

3. Thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo về thực hiện nhiệm vụ năm học; chính quyền địa phương quan tâm đến công tác giáo dục.

- 95 % CBGV đạt trình độ chuẩn (ĐH), 5% đạt trình độ CĐ, có giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh; đội ngũ CBGV luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề, có ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn, phấn đấu vươn lên trong công tác. 100% CBGV đã được bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

- Phần lớn giáo viên đều có trình độ công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại và dạy học trực tuyến.

- Khuôn viên nhà trường rộng - xanh - sạch - đẹp; cơ sở vật chất 100% kiên cố, đủ 1 phòng học/1 lớp, đủ các phòng chức năng; trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy - học;

- Phụ huynh học sinh có sự phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động học sinh ra lớp; học sinh ngoan và có ý thức rèn luyện, thi đua trong học tập.

b) Khó khăn, hạn chế

- Sĩ số HS/lớp K2,3 đông. Toàn trường có 3 học sinh khuyết tật học hòa nhập, 15-20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Chất lượng đại trà học sinh hàng năm chưa đồng đều giữa các khối lớp.

- Tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đảm bảo theo quy định, đặc biệt thiếu GV dạy Tin học, NN, TPT, nhân viên thiết bị thư viện để thực hiện theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tay nghề và chất lượng chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, việc UDCNTT vào dạy học chưa thường xuyên.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích  

- Thực hiện dạy học và đánh giá học sinh theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng và đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, GVBM trong việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức kĩ năng cho học sinh có năng khiếu trong học tập, kèm cặp cho đối tượng học sinh yếu tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần hoàn thành các chỉ tiêu thi đua của nhà trường trong năm học.

- Triển khai thực hiện các sáng kiến trong công tác bồi dưỡng học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường.

- Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường; Làm cơ sở để khen thưởng, động viên giáo viên và học sinh, bàn giao chính xác chất lượng cho giáo viên phụ trách năm kế tiếp, đề ra chỉ tiêu thi đua phù hợp cho những năm học sau.

2. Yêu cầu

- Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành đảm bảo học sinh đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu đảm bảo giúp học sinh được củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học từ đó rèn luyện năng lực tự học, phát huy tính cực, chủ động sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giúp học sinh phát triển năng khiếu của bản thân đối với bộ môn.

III. CÁC CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học

1.1. Chất lượng KS/KTĐK

MĐĐ

Khối

Đạt yêu cầu

Điểm 8,5-10

Điểm 7- 8,4

G/C

Toán

T. Việt

Toán

T. Việt

Khối 1

98-100%

60-70%

70-75%

20-30%

15-20%

Các khối kế thừa và phát huy kết quả của năm học trước.

Khối 2

98-100%

60-70%

70-75%

20-30%

15-20%

Khối 3

97-100%

70-80%

40-50%

10-20%

40-50%

Khối 4

95-100%

60-65%

60-65%

25-30%

25-30%

Khối 5

95-100%

50-60%

40-50%

30-40%

40-50%

TT

96-100%

60-70%

50-65%

20-30%

25-40%

- Khối 5: Khảo sát đổi chéo do PGD tổ chức với 3 môn Toán, TV, Tiếng Anh đạt mức BQC của huyện trở lên.

  - Kết quả khảo sát trực tiếp của cấp trên và nhà trường đối với học sinh các lớp: Đạt 90% trở lên ở tất cả các lớp.

 1.2. Chất lượng giáo dục

 1.2.1.Các môn học và Hoạt động giáo dục (trừ 3 học sinh khuyết tật miễn đánh giá: Khối 3: 1 HS; Khối 4: 1 HS; Khối 5: 1 HS):

Khối lớp

Môn học

HĐGD

G/C

TV

Toán

HTT

HT

CHT

HTT

HT

CHT

1

93

20

0

95

18

0

Tốt

 

2

103

22

0

107

18

0

Tốt

 

3

79

41

0

100

20

0

Tốt

 

4

70

37

0

78

29

0

Tốt

 

5

69

54

0

75

48

0

Tốt

 

Toàn trường

414

174

0

455

133

0

 

 

- Các môn học còn lại xếp mức HTT và HT với tỷ lệ 100%.

1.2.2. Năng lực và Phẩm chất:

Cụ thể:

* Đánh giá về năng lực (trừ 3 học sinh khuyết tật miễn đánh giá: Khối 3:

1 HS; Khối 4,5: 2 HS):

+ Lớp 1,2,3:

Mứcđạt

Năng lực cốt lõi

Năng lực chung

Năng lực đặc thù

Tự chủ và tự học

Giao tiếp và hợp tác

CQVĐ và sáng tạo

Ngôn ngữ

Tính toán

Khoa học

Thẩm mỹ

Thể chất

Tốt

286

290

280

287

260

260

255

260

Đạt

72

68

78

71

98

98

103

98

CCG

0

0

0

0

0

0

0

0

+ Lớp 4,5:

Mức đạt

Tự phục vụ, tự quản

Hợp tác

Tự học và GQ vấn đề

Tốt

163

190

163

Đạt

69

42

69

CCG

0

0

0

* Đánh giá về Phẩm chất:

+ Lớp 1,2,3:

Mức đạt

Yêu nước

Nhân ái

Chăm chỉ

Trung thực

Trách nhiệm

Tốt

338

333

286

338

321

Đạt

20

25

72

20

37

CCG

0

0

0

0

0

+ Lớp 4,5:

Mức đạt

Chăm học, chăm làm

Tự tin, trách nhiệm

Trung thực, kỷ luật

Đoàn kết, yêu thương

Tốt

163

139

163

188

Đạt

69

93

69

44

CCG

0

0

0

0

         * HTCTLH: 99% trở lên.

         * HTCTTH : 100%

1.2.3. Các cuộc giao lưu do cấp trên tổ chức.

Tham gia các cuộc thi/giao lưu do PGD ĐT,SGD,  BGD ĐT và một số tổ chức khác phối hợp tổ chức, như Cuộc thi TNTV, TNTT, Sân chơi “Đấu trường Vioedu”, Violympic Toán bằng tiếng Anh, Toán Tiếng Việt, giao lưu HSG các môn TDTT, Sơn ca; cuộc thi Olympic Tiếng Anh (IOE), TOEFL; cuộc thi “Giao thông học đường”, Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, Cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” ... (phụ trách: GVCN, đ/c Dương, Chung, Tuyên, Yến, Nhung, Bính, Phương, Thảo). Tham gia đầy đủ, có chất lượng các cuộc thi vẽ, thi tìm hiểu theo các nội dung do cấp trên tổ chức (đ/c Yến, Thảo).

2. Các biện pháp thực hiện

2.1. Công tác chỉ đạo

          - Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Hai không”; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS; dạy học phân hoá đối tượng; Quán triệt nghiêm túc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu để cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và các tầng lớp nhân dân, đoàn thể tổ chức cơ sở có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ.

          - Rà soát phân loại đối tượng học sinh trên cơ sở kết quả kiểm tra bài ôn tập cuối tuần, kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì của học sinh, ý kiến đánh giá của giáo viên chủ nhiệm theo Chuẩn kiến thức kỹ năng/yêu cầu cần đạt ở lớp mà học sinh đang học.

          - Lập danh sách học sinh năng khiếu (HS đăng ký tham gia các CLB), học sinh chưa đạt yêu cầu, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu thi đua; báo cáo thực trạng và danh sách học sinh để theo dõi.

- Họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn, họp phụ huynh học sinh để đề xuất những phương án - kế hoạch cụ thể, giải pháp để bồi dưỡng kèm cặp, giúp đỡ học sinh;

          - Giao cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn, gia đình học sinh, các đoàn thể trong nhà trường xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo, tìm biện pháp bồi dưỡng kèm cặp, giúp đỡ, quan tâm cho phù hợp với từng đối tượng và đạt hiệu quả.

          - Ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng chuyên môn trực tiếp theo dõi, quản lý: kiểm tra đánh giá kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh thường xuyên theo tháng và định kì (đề kiểm tra sát với kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên và Chuẩn kiến thức, kỹ năng/yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018).

- Thông báo kết quả học tập và trao đổi tình hình học tập của học sinh với gia đình các em thường xuyên theo tháng và học kì.

2.2. Nội dung dạy học

- Học sinh năng khiếu:

+ Dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đối với lớp 1,2,3), chương trình GDPT 2006 (đối với lớp 4,5), đủ các môn học kết hợp thực hành, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng khiếu của bản thân học sinh đối với bộ môn.

+ Trong khi học, đối với mỗi đơn vị kiến thức bồi dưỡng, học sinh biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng học sinh khác trong lớp.

+ Tham khảo, lựa chọn dạy những nội dung nâng cao như các bài hát dân ca của Thiếu niên Nhi đồng vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống.

+ Luyện các môn năng khiếu TDTT như cờ vua, đá cầu, bóng bàn, Việt dã...

+ Luyện đủ 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết cho HS năng khiếu Tiếng Anh.

+ Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ các cuộc thi/cuộc giao lưu qua Internet do PGD, SGD phát động/BTC cấp quốc gia phối hợp tổ chức, nhưu cuộc thi IOE, TOEFL,TNTV. TNTT, Violympic Toán...

- Học sinh chưa hoàn thành:

          + Bổ sung, phụ đạo kịp thời những kiến thức chính khóa còn hổng phù hợp với từng đối tượng học sinh.

          + Dạy theo chương trình, ôn tập củng cố kiến thức đảm bảo Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của từng khối lớp.

          + Hướng dẫn và chữa bài riêng cho từng đối tượng học sinh yếu ở bài ôn tập cuối tuần.

2.3. Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học

a) Hình thức

          - Nhà trường không tổ chức thành lớp riêng để bồi dưỡng cho đối tượng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu.

          - Trong giảng dạy giáo viên tạo điều kiện cho học sinh năng khiếu phát huy tính tích cực, năng lực điều hành đối với các hoạt động trong lớp. Học sinh năng khiếu có thể giúp đỡ kèm cặp học sinh trung bình - yếu trong lớp.

          - Trong giờ học chính khoá, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc bài tập phù hợp với trình độ và khả năng phát triển của học sinh theo hướng phân hoá đối tượng học sinh.

- Thành lập các Câu lạc bộ học sinh năng khiếu; tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu chủ yếu được tiến hành vào tiết 4 buổi hai theo từng nhóm, từng môn học với hệ thống kiến thức riêng cho từng đối tượng học sinh.

- Thời gian ôn tập chuẩn bị tham gia giao lưu hoặc khảo sát chất lượng, tùy tình hình thực tế giáo viên tăng cường ôn luyện cho học sinh.

b) Phương pháp dạy học

          - Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh năm học trước, mỗi giáo viên chủ nhiệm có danh sách phân loại đối tượng học sinh từ đó giáo viên xác định và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

          - Giáo viên lựa chọn nội dung mỗi tiết học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy trí thông minh, sáng tạo khi trả lời câu hỏi hoặc giải các bài tập; tạo điều kiện cho học sinh có năng khiếu biết cách hướng dẫn đối tượng học sinh khác học tập và đạt kết quả tốt.

          - Giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống xung quanh; nội dung học và vận dụng cần tạo điều kiện để tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập và phát triển năng lực, sở trường, năng khiếu của từng em.

          - Giáo viên tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi lớp (dạy trên lớp theo hình thức giao lưu, dạy ngoài không gian lớp học; tổ chức tham quan, ngoại khoá để học sinh được học tập thông qua hoạt động thực tế; học ở thư viện, hoặc tham gia các trò chơi, cuộc thi, hội diễn, hội thảo, triển lãm tranh…bổ ích đối với việc giáo dục toàn diện).

          - Ngoài ra, nên tổ chức các buổi sinh hoạt như một hội thảo nhỏ để học sinh có năng khiếu trình bày cách học, cách suy nghĩ khi làm một bài toán, bài tập làm văn,… Qua đó góp phần bồi dưỡng học sinh năng khiếu đồng thời tác động tích cực đến những đối tượng học sinh yếu trong lớp.

          - Các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh theo từng khối lớp.

2.4. Trách nhiệm trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu

a) Ban giám hiệu nhà trường

          - Đầu năm học, BGH nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu; chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện; kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, đảm bảo công bằng trong giáo dục cho học sinh cũng như góp phần định hướng cho công tác bồi dưỡng nhân tài của đất nước trong tương lai.

          - Tổ chức tọa đàm bàn biện pháp nâng cao chất lượng đại trà ngay từ đầu năm học.

- Tổ chức họp Ban cha mẹ học sinh, thông qua kế hoạch nhiệm vụ năm học,

các chỉ tiêu thi đua, thông qua tiêu chí đánh giá chất lượng đầu năm.

          - Chỉ đạo GV về việc lập chương trình bồi dưỡng theo môn học, sưu tầm các tài liệu tham khảo, sách tham khảo, chủ động tích cực trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tăng cường tự học hỏi.

- Kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình dạy học của giáo viên, nắm bắt kết quả học tập của học sinh từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời từng lớp, khối lớp.

b) Tổ chuyên môn

- Trên cơ sở kế hoạch chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tới từng tổ viên.

- Chỉ đạo trực tiếp GV xây dựng chương trình, kết hợp với BGH quản lý tốt việc dạy học chung và dạy bồi dưỡng học sinh.

- Giao chỉ tiêu cụ thể, từng tháng, học kỳ cho từng GV, báo cáo kịp thời lên BGH nhà trường.     

- Phối hợp với BGH nhà trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV.

- Trao đổi, thảo luận phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu trong các buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên môn; phổ biến và phát huy kinh nghiệm tốt, có biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời trong quá trình thực hiện.

c) Giáo viên

- Phân loại các đối tượng học sinh, tìm hiểu nguyên nhân.

- Lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu theo từng môn.

- Tổ chức dạy học theo tình hình thực tế của mỗi lớp học.

- Giáo viên chủ nhiệm tạo và giáo viên bộ môn cùng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Chú ý thường xuyên động viên khuyến khích, khích lệ các em; tạo hứng thú, sáng tạo trong học tập và rèn luyện cho các em, tuyệt đối không được đuổi học sinh ra ngoài, gây áp lực hoặc xúc phạm học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra vở ghi của các em, giao những câu hỏi, bài tập phù hợp với sức học của từng em.

- Phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng, luyện tập cho các em ở nhà.

- Phối kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phong trào “Đôi bạn cùng tiến” quan tâm, theo dõi, động viên các em những việc đã làm được,

- Đề xuất đóng góp ý kiến, đưa ra những phương pháp, hình thức dạy học để trao đổi, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học.

- Kiến nghị, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

* Bảng phân công GV phụ trách BDHSNK:

Khối

Họ và tên

Phụ trách

Số học sinh

Thời gian

K1,2,3,4,5

GVCN

TNTV, TNTT, Violympic Toán

Khuyến khích các em có ĐK ở các lớp tham gia

Các tiết Toán, TV (BS) buổi 2, tiết 4 buổi chiều

K1-5

Đoàn Công Bính

Tống Thị Bích Thủy

Nguyễn Thị Liên Hương

Đoàn Thị Yến

Lê Thị Phương

 

CLB Âm nhạc, Mĩ thuật

Số HS K3,4,5 đã đăng ký

Các tiết 4 chiều thứ năm hằng tuần

K3,4,5

Vũ Đình Chung

Vũ Hồng Nhung

IOE, TOEFL

 

Số HS K3,4,5 đã đăng ký

 

Tiết 4 Chiều thứ tư hàng tuần

Khối 2,3,4, 5

Phạm Trung Tuyên

Nguyễn Viết Dương

Đoàn Công Bính

Tống Thị Bích Thủy

 

CLB TDTT: cờ vua, đá cầu, bóng bàn, Chạy Việt dã...

Tùy vào số lượng HS đăng ký tham gia

Trước các giờ ôn bài, thể dục, giải lao hằng ngày, sau buổi học, tiết 4 chiều thứ ba hằng tuần

2.5. Dự kiến lịch tổ chức giao lưu HSNK

a) Giao lưu IOE, TOEFL, TNTT, TNTV, Violympic Toán: Theo lịch của BTC.

          b) Giao lưu TDTT

- Cấp trường: tháng 11,12/2022

- Cấp huyện: tháng 1,2/2023

c) Thi sơn ca: Tháng 1,2/2023

IV. KẾ HOẠCH CHI TIẾT

Thời gian

Nội dung công việc

Tháng 8,9/2022

 

- Nhà trường chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất; Triển khai kế hoạch tới toàn thể giáo viên.

- Giáo viên theo dõi, lập danh sách học sinh có năng khiếu, học sinh chưa đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng từng môn học cụ thể theo từng khối lớp.

Tháng10-> 12/2022

- Giáo viên được phân công thực hiện dạy cụ thể hàng ngày.

- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn Toán, TV, TA

- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn Âm nhạc, TDTT chọn học sinh dự thi hát sơn ca, Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện.

- Khảo sát chất lượng cuối học kì I.

Tháng 1->4/2023

- Tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng, phụ đạo các môn.

- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn Cờ vua,bóng bàn, đá cầu, Chạy Việt dã chọn học sinh dự thi cấp Huyện.

- Khảo sát chất lượng cuối năm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Hùng Tiến. Kế hoạch được triển khai trong HĐSP nhà trường. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy nghiêm túc thực hiện. Từng tháng đánh giá, RKN, báo cáo những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện về BGH để có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng thời gian cụ thể.

 

Nơi nhận:

- HT ( để b/c);

- Tổ chuyên môn ( để thực hiện);

- Lưu: CM.

 

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

(Đã ký)

Trần Thị Phước

 

 

 

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Tri

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tiểu học Hùng Tiến Vĩnh Bảo Hải Phòng

Địa chỉ: Thôn Bắc Tạ xã Hùng Tiến Vĩnh Bảo Hải Phòng

Điện thoại: 0906447988

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích