UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG TIẾN
Số: 213/KH-TH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hùng Tiến, ngày 10 tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức tập huấn công tác phòng, tránh đuối nước cho học sinh
Căn cứ Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021- 2030;
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo; Theo tình hình thực tế của địa phương và nhà trường, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho học sinh.
Trường Tiểu học Hùng Tiến xây dựng Kế hoạch tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, tránh đuối nước học sinh với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh về việc phòng, chống đuối nước học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường.
- Đẩy mạnh phong trào bơi lội, rèn luyện sức khỏe, biết phòng vệ tự cứu mình khi gặp tai nạn sông nước, tạo môi trường vui tươi, lành mạnh cho học sinh trong dịp hè.
- Tác động tích cực đến cha mẹ học sinh, đến các ban ngành đoàn thể địa phương. Nâng cao trách nhiệm, quan tâm, chăm sóc giáo dục học sinh. Từ đó giúp cho mọi người nâng cao hiểu biết để phòng, chống các tai nạn thương tích, tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra do tắm ao, sông, hồ, biển trong học sinh.
- Giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước các nguyên nhân và tai nạn có
thể xảy ra.
2. Yêu cầu
- 100% CBGV,NV, học sinh được tham dự các buổi tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống đuối cho nước trẻ em.
- CBGV,NV, học sinh và cha mẹ học sinh có hiểu biết ban đầu về cứu đuối thông qua các hoạt động dạy bơi, cứu đuối và giáo dục kỹ năng an toàn dưới nước cho học sinh. Động viên học sinh trong nhà trường tham gia các lớp dạy tập bơi, cứu đuối dành cho trẻ em.
- 100% giáo viên dạy môn thể dục, GVCN, cán bộ y tế nhà trường được tập huấn phương pháp dạy bơi và cứu đuối.
- Lớp tập huấn được thực hiện chủ yếu trên phần lý thuyết để giúp học sinh nắm được cách phòng, chống đuối nước, phần thực hành được thực hiện tại gia đình và có thể tham gia các lớp tập bơi do huyện tổ chức.
II. NỘI DUNG
1. Công tác tuyên truyền
- Quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác phòng, tránh đuối
nước đến toàn thể CB, GV, NV, học sinh, cha mẹ học sinh.
- Tuyên truyền đến học sinh, cha mẹ học sinh trong việc tổ chức cho các em tham gia các lớp học bơi trên địa bàn; việc tổ chức lớp dạy bơi phải được tuyên truyền sâu, rộng tới học sinh, phụ huynh học sinh về mục đích ý nghĩa, về hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm, giáo viên hướng dẫn, công tác bảo đảm tuyệt đối an toàn...
- Tuyên truyền đến học sinh và cha mẹ học sinh hiểu rõ các nguyên nhân dẫn tới đuối nước; cách phòng, tránh tai nạn đuối nước; một số kiến thức cơ bản về cứu nạn, cứu hộ khi có tai nạn đuối nước.
- Tuyên truyền kiến thức phòng chống đuối nước trên các phương tiện thông tin của trường: bảng tin, phát thanh Đội Măng non, khẩu hiệu và lồng ghép với các hoạt động Đoàn, Đội về phòng chống đuối nước cho trẻ em. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền vào các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể cuối tuần, buổi họp phụ huynh học sinh vào buổi tổng kết năm học, đầu năm học.
- Hằng ngày giáo viên dành 3-5 phút các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để quán xuyến, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng; phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước.
- Phối hợp với UBND xã, Đoàn Thanh niên xã, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn địa phương tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em thông qua cuộc họp ở khu dân cư, loa phóng thanh, các buổi sinh hoạt hè tại địa bàn dân cư. Quản lý trẻ em trong dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, trẻ em đi bơi phải có sự giám sát của người lớn.
3. Nội dung tập huấn
Nội dung gồm 07 chuyên đề về các vấn đề sau: Tình hình và nguyên nhân đuối nước học sinh; kỹ năng đảm bảo an toàn trong môi trường nước đối với học sinh; kỹ năng thoát hiểm và phương pháp cứu đuối an toàn; công tác giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh.
* 7 Chuyên đề, gồm:
Chuyên đề 1: Khái niệm chung và nguyên nhân đuối nước học sinh.
Chuyên đề 2: Các biện pháp an toàn phòng tránh đuối nước học sinh.
Chuyên đề 3: Một số kỹ năng thoát hiểm trong môi trường nước.
Chuyên đề 4: Tác dụng của học bơi và bảo đảm an toàn khi học bơi.
Chuyên đề 5: Tổ chức dạy bơi an toàn cho học sinh.
Chuyên đề 6: Phương pháp cứu đuối an toàn và sơ cấp cứu ban đầu.
Chuyên đề 7: Công tác giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh.
- 7 chuyên đề được cụ thể hóa theo các bài dưới đây, giao đ/c PHT, TPT kết hợp tổ chức tập huấn cho 100% GV đứng lớp (vào buổi sinh hoạt chuyên môn tuần 01/01/2022), sau đó xây dựng giáo án phù hợp với học sinh của lớp theo các nội dung, yêu cầu, cụ thể:
+ Mục tiêu bài học: Đưa ra được những mục tiêu trẻ em, học sinh cần đạt được sau khi kết thúc mỗi buổi học.
+ Thời gian giảng dạy, thời gian thực hành, tương tác.
+ Các tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho bài giảng (bao gồm dạy lý thuyết và thực hành).
(Nội dung các bài tập huấn theo tài liệu Hướng dẫn)
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TẬP HUẤN, PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC HỌC SINH
1. Nhiệm vụ
1.1. Nhà trường chủ trì
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng tránh đuối nước.
- Dạy lý thuyết về bơi an toàn, kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Giáo dục thông qua giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm.
1.2. Nhà trường phối hợp với gia đình
- Tuyên truyền cha mẹ học sinh có trách nhiệm dạy bơi cho học sinh tại gia đình.
- Tổ chức một số hoạt động có liên quan đến phòng tránh đuối nước cho học sinh.
- Tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên học sinh chấp hành các nguyên tắc, quy định đảm bảo an toàn, phòng tránh đuối nước.
1.3. Nhà trường phối hợp với xã hội
- Tuyên truyền phòng tránh đuối nước ở học sinh.
- Vận động học sinh tham gia các lớp học bơi do huyện tổ chức, nhất là vào dịp nghỉ hè.
- Huy động nguồn lực hỗ trợ cho học sinh có khó khăn trong việc học bơi.
- Kết nối các lực lượng trên địa bàn để thực hiện phổ cập bơi cho học sinh.
2. Giải pháp
2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh về phòng tránh đuối nước học sinh.
2.2. Huy động sức mạnh tổng thể của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong giáo dục phòng tránh đuối nước đối với học sinh.
2.3. Phối hợp của nhà trường với gia đình trong giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh.
2.4. Phối hợp của Nhà trường với xã hội trong giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh
2.5. Khơi dậy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phòng tránh đuối nước.
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức tuyên truyền, tập huấn
- Công tác tuyên truyền được thực hiện trong các buổi phát thanh măng non của Liên đội, trong các cuộc họp, …
- Công tác tập huấn được tổ chức theo lịch sau: Chiều thứ sáu ngày 07/01/2023.
* Đ/c PHT chịu trách nhiệm tập huấn chuyên đề 1,2,3,4.
* Đ/c TPT chịu trách nhiệm tập huấn chuyên đề 5,6,7.
2. Địa điểm, đối tượng tham gia
- Văn phòng trường tiểu học Hùng Tiến.
- 100% CBGVNV trong trường.
3. Kinh phí thực hiện
- Trích nguồn chi khác từ ngân sách cấp năm 2022, dự kiến phô tô tài liệu tập huấn, một số phương tiện phục vụ thực hành: 2 000 000đ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với BGH
- Xây dựng kế hoạch tập huấn công tác phòng tránh đuối nước trong học sinh.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống đuối nước cho học sinh, cán bộ GV và phụ huynh học sinh; có biện pháp hỗ trợ bổ sung kiến thức cho trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó có đuối nước phải nghỉ học để điều trị.
- Tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống đuối nước cho toàn bộ giáo viên và cán bộ y tế , GV dạy môn Thể dục được tập huấn kỹ thuật dạy bơi, cứu đuối.
- Thu thập thông tin, giám sát đánh giá kết quả hoạt động phòng chống đuối nước trong nhà trường
- Phối hợp với địa phương thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã để phụ huynh có trách nhiệm trong việc phòng, chống đuối nước cho học sinh.
- Tổ chức ký cam kết, xây dựng mô hình “Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn” cho trẻ em và phòng chống đuối nước cho trẻ em. Đưa vào tiêu chí thi đua của mỗi lớp về số học sinh biết bơi.
- Tăng cường công tác xã hội hoá để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các lớp học bơi tại bể bơi trên địa bàn huyện.
2. Đối với GV-TPT Đội và nhân viên Y tế
- Xây dựng nội dung, viết bài tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh.
- Hướng dẫn đội tuyên truyền Măng non có kiến thức và tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh vào các buổi phát thanh Măng non 15’ đầu giờ, chào cờ đầu tuần.
- Nhân viên Y tế phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội tổ chức tập huấn cho toàn thể CBGVNV và học sinh của nhà trường các kỹ năng cơ bản về phòng tránh và cứu đuối theo 7 chuyên đề nêu trên.
3. Đối với GV bộ môn và GVCN
- GV bộ môn: Thực hiện lồng ghép giáo dục KNS về các kiến thức phòng
chống đuối nước vào các giờ học, môn học.
- GV chủ nhiệm:
+ Tuyên truyền về phòng chống đuối nước cho học sinh và cha mẹ học sinh vào các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, các tiết HĐGDNGLL, các buổi họp phụ huynh học sinh. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý học sinh trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, đi tham quan du lịch và một số biện pháp hỗ trợ cho học sinh đuối nước phải nghỉ học để điều trị.
+ Tổng hợp số học sinh chưa biết bơi của lớp báo cáo về TPT.
+ Xây dựng giáo án thực hiện.
4. Đối với học sinh
- GV TPT tổ chức cho GV tham khảo, học sinh khối 3,4,5 làm một số câu hỏi thường gặp về phòng, tránh đuối nước học sinh.
(có nội dung 12 câu hỏi kèm theo).
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tập huấn công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh của trường tiểu học Hùng Tiến. Đề nghị các đ/c CBGVNV nghiêm túc thực hiện theo nội dung kế hoạch./.
Nơi nhận:
- PHT, TPT, GV, NVYT (t/hiện);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Phước
|